Cách tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các dị dạng mạch máu (Trang 26 - 32)

2.3.5.1. Sàng lọc bệnh nhân

• Nhóm hồi cứu (1/2008-12/2012): thu thập số liệu bệnh án lưu trữ kèm hình ảnh đủ với mục tiêu đề ra của mẫu nghiên cứu.

• Nhóm tiến cứu (1/2013-10/2013): được khám sàng lọc từ các bệnh nhân đến khám bất thường mạch máu và thăm khám theo mẫu nghiên cứu.

• Chẩn đoán các dị dạng mạch máu dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Waner và Suen (dựa theo phân loại của ISSVA có cải tiến): chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt giữa các thể.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 2.3.5.2. Các bước nghiên cứu

Hỏi bệnh: Khai thác các vấn đề

Đặc điểm chung của bệnh nhân:

 Tuổi

 Giới tính

Tiền sử liên quan đến bệnh lý:

 Tuổi xuất hiện dị dạng

 Đã điều trị gì, ở đâu, tiến triển

 Đã xét nghiệm gì

Tiến triển của dị dạng trong những tháng đầu:

 Kích thước có tăng lên không

 Nếu tăng lên khi nào (sau chấn thương, sau nhiễm trùng, thay đổi hóoc môn). Bất thường mạch máu Bất thường mạch máu Chẩn đoán dị dạng mạch máu Chẩn đoán dị dạng mạch máu Phân biệt các thể dị dạng

Phân biệt các thể dị dạng

Tiền sử

Tiền sử

Lâm sàng

Lâm sàng

Phân loại từng thể dị dạng

Phân loại từng thể dị dạng

Siêu âm Siêu âm Phân biệt u mạch máu Phân biệt u mạch máu

Khám thực thể:

Xác định vị trí tổn thương:

 Đầu-mặt-cổ

 Thân mình

 Chi thể

Xác định mầu sắc da nơi tổn thương (so sánh với bảng so mầu của nhà

máy In Thống Nhất –Phạm Hữu Nghị) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định vị trí vết rượu vang theo các nhánh cảm giác TK V

Sờ thăm dò:

 Mật độ tổn thương: mềm hay cứng, sỏi hay không.

 Bề mặt tổn thương: bằng phẳng hay gồ ghề.

Hình 2.2. Hình ảnh giải phẫu chi phối 3 nhánh cảm giác thần kinh V

 Ấn tổn thương: có xẹp hay không, thả ra có phồng lại hay không

 Đối với tổn thương nghi ngờ LM: soi đèn có thể thấy ánh sáng xuyên qua

 Đối với tổn thương nghi ngờ VM: sử dụng nghiêm pháp Valsava hoặc dốc đầu bệnh nhân xuống 1 thời gian sẽ thấy khối phồng tăng lên.

 Đối với AM: đánh giá nhiệt độ bề mặt da của dị dạng (ấm hay không), có nhịp đập của mạch.

Hình 2.3. Hình ảnh sờ thăm khám bề mặt và mật độ dị dạng

(BN Lê Sỹ H. 8t, nam, VM (MS: 13063854))

Ghi số lượng tổn thương trên cơ thể 1 bệnh nhân (1 hoặc 2 hoặc >2) Đo kích thước tổn thương: đơn vị centimet vuông (cm2):

 Cách 1: vẽ xung quang tổn thương qua thước bóng kính (đơn vị mm2) và ghi lại kết quả đo được.

 Cách 2: có thể quy về các hình học (hình tròn, hình vuông, chữ nhật, tam giác..) để tính theo các công thức hình học  ghi lại kết quả các lần đo ở mỗi lần thăm khám.

Hình 2.4. Hình ảnh vẽ đánh dấu ranh giới để đo kích thước dị dạng

(BN Ngô Khánh L. 4t, nữ, VM (MS: 12057102))

Kiểm tra tiếng thổi: dùng ống nghe đánh giá tiếng thổi nếu có.

Khám biến chứng: khám tại chỗ xem có loét, có chảy máu, hay đau và

khám ảnh hưởng chức năng gây nuốt khó, khó thở, giảm thị lực, thính lực.

Xác dịnh biến dạng tổ chức kèm theo: kiểm tra vận động khớp thái

dương, khớp cắn ngược, lệch xương hàm; kiểm tra xem có biến dạng xương chi trên, chi dưới và thử vận động các chi; khám cột sống.

Khám cận lâm sàng: chẩn đoán xác định và phân biệt

Các thăm khám cận lâm sàng thường quy: Công thức máu, Sinh hóa

máu, X-quang tim phổi, Điện tim để xác định có các tổn thương phối hợp hay biến chứng của các dị dạng mạch máu.

Siêu âm: (phối hợp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh)

 Dòng chảy chậm: (phát hiện CM, LM, VM) thể hiện không có tín hiệu mạch trên siêu âm doppler. Để phân biệt LM và VM trên siêu âm: khi ta ấn ép khối dị dạng thì với VM vẫn có dòng chảy chảy về, còn LM không có dòng chảy về.

 Dòng chảy nhanh: (phát hiện AM, AVM, AVF) thể hiện có tín hiệu mạch trên siêu âm doppler, phân biêt AM và AVF có dòng chảy phụt ngược.

 Thể LM: dựa vào kích thước đo trên siêu âm Nếu kích thước < 2cm: nang bé

Nếu kích thước > 2cm: nang lớn Nếu có cả 2: hỗn hợp

 Thể VM: dựa trên siêu âm chia 3 loại: nông, sâu, và búi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.5. Hình ảnh siêu âm phát hiện dòng chảy và phân biệt

(BN Ngô Khánh Linh, 4t, nữ, VM (MS: 12057102))

MRI: Đánh giá tín hiệu trên các xung T1W (thường để đánh giá giải

phẫu lớp cắt), T2W (thường để phát hiện tổ chức chứa dịch)  xem có tăng sáng, giảm sáng hay đồng tính với các tổ chức xung quanh.

 Cấu trúc thành, vỏ: LM thể nang lớn rõ VM không rõ

 Đọc tín hiệu:

LM, VM giảm sáng T1W, tăng sáng T2W AV tăng sáng cả T1W, T2W

CT- Scanner: đánh giá tổn thương xương khi có các tổn thương: mất

cân đối, biến dạng, quá phát hay thiểu sản.

Chụp mạch máu: xác định dòng chảy và định hướng cho điều trị nếu

cần thiết (đặc biệt trong AVM hay AVF).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các dị dạng mạch máu (Trang 26 - 32)