Khái niệm sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khái niệm bằng sơ đồ hóa trong dạy học phần hai sinh học tế bào sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

*Định nghĩa khái niệm sinh học

Khái niệm sinh học là những khái niệm phản ánh những dấu hiệu và thuộc tính chung, bản chất của các cấu trúc sống, các hiện tượng, quá trình của sự sống. Khái niệm sinh học còn phản ánh những mối liên hệ, những mối tương quan giữa chúng với nhau.

*Các loại khái niệm sinh học

Căn cứ vào phạm vi phản ánh rộng hay hẹp có thể chia khái niệm thành khái niệm đại cương và khái niệm chuyên khoa.

Khái niệm sinh học đại cương: là loại khái niệm sinh học phản ánh những dấu hiệu, hiện tượng, quan hệ cơ bản của sự sống, chung cho một bộ phận hoặc toàn bộ giới hữu cơ.Phần Sinh học tế bào, sinh học 10 có các khái niệm sinh học đại cương như:

+Khái niệm phản ánh về cấu trúc: cacbonhyđrat, lipit, prôtêin, ty thể, lạp thể...

+Khái niệm phản ánh về cơ chế, chức năng: hô hấp, quang hợp...

+Khái niệm phản ánh về quan hệ: quan hệ quang hợp và hô hấp, quan hệ giữa các bào quan trong tế bào...

Khái niệm sinh học chuyên khoa: là khái niệm sinh học phản ánh cấu trúc, hiện tượng, q trình của một nhóm nhỏ đối tượng sinh học nhất định, phản ánh từng dạng quan hệ riêng biệt của các đối tượng ấy. Các khái niệm chuyên khoa thường xuất hiện trong một phân môn sinh học. Trong phần Sinh học tế bào, sinh học 10 gồm các khái niệm chuyên khoa sau:

+Khái niệm phản ánh về đối tượng: cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực...

+Khái niệm phản ánh về quá trình: q trình hơ hấp, quá trình quang hợp ở cây xanh...

+Khái niệm phản ánh về các quan hệ : quan hệ giữa cấu trúc và chức năng...

*Vai trò của khái niệm sinh học

-Là cơ sở của nhận thức: q trình nhận thức là q trình phản ánh tích cực thế giới khách quan vào ý thức con người. Q trình đó gồm hai giai đoạn:

+Nhận thức lí tính bao gồm: khả năng phán đốn, suy lí, khái quát hóa, trừu tượng hóa.

Việc dạy và học môn Sinh học là một khoa học thực nghiệm và đương nhiên phải bắt đầu bằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các quan hệ trong thực tại khách quan, nhưng không phải chỉ dừng ở sự kiện mà phải dựa trên các kiến thức về sự kiện để xây dựng các kiến thức lí thuyết như: khái niệm, quy luật, học thuyết

-Là cơ sở của nội dung môn học: nội dung các môn học ở trường THPT đặc biệt môn sinh học cung cấp cho học sinh chủ yếu là một hệ thống những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho học sinh làm quen một số học thuyết khoa học.Thành phần kiến thức sinh học ở trường phổ thông bao gồm:

+Các sự kiện khoa học sinh học làm cơ sở hình thành các khái niệm sinh học.

+Các KN sinh học phản ánh bản chất các sự vật hiện tượng, quá trình vận động và phát triển chung của sinh giới.

+Các quy luật sinh học phản ánh chiều hướng vận động, phát triển các sự vật, hiện tượng, quá trình cơ bản trong sinh giới.

+Một số nguyên tắc, phương pháp, biện pháp vận dụng các quy luật sinh học vào cuộc sống, sản xuất...

Trong những thành phần kiến thức trên thì kiến thức khái niệm là quan trọng nhất vì khái niệm là cơ sở tạo nên các loại kiến thức quy luật. Hệ thống khái niệm là thành phần kiến thức cơ bản của bất kì giáo trình sinh học nào, chúng được hình thành và phát triển theo một trình tự logic nhất định.

-Là cơ sở để xây dựng khoa học: trong nghiên cứu khoa học, việc đầu tiên của nghiên cứu là xây dựng khái niệm. Vì khơng có sự thống nhất KN thì khơng thể có ngơn ngữ chung trong trao đổi khoc học. Trong nghiên cứu khoa học cũng như trong học tập nhận thức mới của nhân loại cũng như nhận thức lại của thế hệ trẻ đều từ cơ sở là khái niệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khái niệm bằng sơ đồ hóa trong dạy học phần hai sinh học tế bào sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)