Các bước xây dựng sơ đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khái niệm bằng sơ đồ hóa trong dạy học phần hai sinh học tế bào sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 36 - 37)

1.2.2 Sơ đồ hóa

1.2.2.6 Các bước xây dựng sơ đồ

Muốn xây dựng sơ đồ, ngồi việc có kỹ năng đọc sách giáo khoa học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa,…để cùng một lúc vừa phân tích đối tượng nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành lại vừa phải tổng hợp chúng lại, thiết lập các mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Theo Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: Sơ đồ nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức then chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và logic phát triển bên trong của nó. Sơ đồ nội dung dạy học bao gồm sơ đồ nội dung cho khái niệm, một bài, một chương hoặc một phần. Gồm 3 bước:

-Bước 1: Phân tích chủ đề

+ Chọn kiến thức cần và đủ.

+ Rút gọn cho thật súc tích, có thể dùng ký hiệu quy ước

+ Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng (có thể có thứ tự hoặc không). -Bước 2: Thiết lập các cung

Thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các đoạn (có hướng hoặc vơ hướng) để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau làm sao phản ánh được logic phát triển của nội dung đó.

Làm cho sơ đồ đúng với nội dung được mơ hình hóa về cấu trúc logic nhưng lại giúp cho học sinh dễ dàng lĩnh hội nội dung đó và nó phải đảm bảo mỹ thuật về mặt trình bày.

Theo Giáo sư Trần Bá Hồnh:Phân chia một khái niệm có nghĩa là chia đối tượng nằm trong một khái niệm thành những khái niệm nhỏ và xác định xem một khái niệm “giống” có bao nhiêu khái niệm lồi.

-Mục đích phân chia: để củng cố và mở rộng sự hiểu biết đối với một số đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khái niệm bằng sơ đồ hóa trong dạy học phần hai sinh học tế bào sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)