CHƢƠNG 2 : MƠ HÌNH OSI
2.3. Khái niệm tầng vật lý OSI
Tầng vật lý (Physical layer) là tầng dƣới cùng của mơ hình OSI là. Nó mơ tả các đặc trƣng vật lý của mạng: Các loại cáp đƣợc dùng để nối các thiết bị, các loại đầu nối đƣợc dùng , các dây cáp có thể dài bao nhiêu v.v... Mặt khác các tầng vật lý cung cấp các đặc trƣng điện của các tín hiệu đƣợc dùng để khi chuyển dữ liệu trên cáp từ một máy này đến một máy khác của mạng, kỹ thuật nối mạch điện, tốc độ cáp truyền dẫn.
Tầng vật lý không qui định một ý nghĩa nào cho các tín hiệu đó ngồi các giá trị nhị phân 0 và 1. Ở các tầng cao hơn của mơ hình OSI ý nghĩa của các bit đƣợc truyền ở tầng vật lý sẽ đƣợc xác định.
Ví dụ: Tiêu chuẩn Ethernet cho cáp xoắn đôi 10 baseT định rõ các đặc trƣng điện của cáp xoắn đơi, kích thƣớc và dạng của các đầu nối, độ dài tối đa của cáp.
2.3.1. Vai trò và chức năng của tầng vật lý
Khác với các tầng khác, tầng vật lý là khơng có gói tin riêng và do vậy khơng có phần đầu (header) chứa thông tin điều khiển, dữ liệu đƣợc truyền đi theo dòng bit. Một giao thức tầng vật lý tồn tại giữa các tầng vật lý để quy định về phƣơng thức truyền (đồng bộ, phi đồng bộ), tốc độ truyền.
2.3.2. Các chuẩn cho giao diện tầng vật lý
Tầng vật lý liên quan đến truyền dòng các bit giữa các máy với nhau bằng đƣờng truyền vật lý. Tầng này liên kết các giao diện hàm cơ, quang và điện với cáp. Ngồi ra nó cũng chuyển tải những tín hiệu truyền dữ liệu do các tầng ở trên tạo ra.
Việc thiết kế phải bảo đảm nếu bên phát gửi bít 1 thì bên thu cũng phải nhận bít 1 chứ khơng phải bít 0
Tầng này phải quy định rõ mức điện áp biểu diễn dữ liệu 1 và 0 là bao nhiêu von trong vòng bao nhiêu giây
Chiều truyền tin là 1 hay 2 chiều, cách thức kết nối và huỷ bỏ kết nối
Định nghĩa cách kết nối cáp với card mạng: bộ nối có bao nhiêu chân, chức năng của mỗi chân
Tóm lại: Thiết kế tầng vật lý phải giải quyết các vấn đề ghép nối cơ, điện, tạo ra các hàm, thủ tục để truy nhập đƣờng truyền, đƣờng truyền các bít.