Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 35)

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển đội ngũ giáo

1.4.2. Yếu tố bên ngoài

Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức, quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội lớn nhưng cũng mang đến nhiều thách thức lớn đối với giáo dục bởi lẽ trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định trực tiếp đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học – công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhàn trường đồi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao. Với việc kết nối mạng Internet, tri thức không chỉ tồn tại trong các bài giảng của giáo viên hay trong sách giáo khoa mà người học còn có thể tìm hiểu thêm về văn hóa của các quốc gia trên thế giới qua hệ thống mạng Internet, tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hóa nhưng cũng tạo điều kiện cho sự du nhập những giá trị xa lạ ở mỗi quốc gia do vậy cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ngăn chặn những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh của mỗi nước là không thể tránh khỏi.

Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục, tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối mạnh việc dạy, học và thi cử; Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn chế. Sức đón nhận của thị trường lao động cịn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động đã qua đào tạo. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân; Công tác xã hội hóa giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả nhất định, huy động được các lực lượng xã hội và các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau; Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tạo cơ hội học tập cho con em người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, con em các gia đình

nghèo và trẻ em khuyết tật; Thực hiện khá tốt chế độ chính sách về miễn, giảm học phí, hỗ trợ học tập cho học viên theo Thơng tư 49 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện cho con em diện chính sách được học tập và phổ cập giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)