1.5.4 .Trình độ, năng lực quản lý của CBQL và giáo viên các trườngTHPT
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hố cơng tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh
3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý. Bất cứ một hoạt động nào muốn đạt được mục tiêu đã định thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng và những khả năng cần có để xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và các biện pháp cần thiết phù hợp với thực tiễn.
Việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động GDĐĐ ở trường THPT Bất Bạt cần phải Xây dựng được kế hoạch chung – Kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường và kế hoạch riêng GDĐĐ cho học sinh một cách cụ thể theo từng học kỳ, tháng chủ điểm trong năm học. Bản kế hoạch phải được sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện. Kế hoạch GDĐĐ và quản lý cơng tác GDĐĐ cho HS phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao.
3.2.2.2. Nội dung và quy trình thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về giáo dục toàn diện của nhà trường, kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch hoá các mặt hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS. Nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của cơng tác GDĐĐ, các biện pháp, hình thức GDĐĐ, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân theo chức năng tham gia GDĐĐ cho HS theo từng thời gian cụ thể trong năm học.
Ngay đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường phải xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ cho HS tồn trường, đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường THPT, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết
thực, phù hợp với hoạt động tâm lý HS để có hiệu quả giáo dục cao.
Đưa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan, tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nội dung GDĐĐ, vào kế hoạch thực hiện nhiêm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm trong năm, kỷ niệm các ngày lễ lớn … các điều kiện vật chất và khả năng thực hiện được của học sinh và các lực lượng giáo dục
tham gia tổ chức GDĐĐ cho học sinh.
Việc kế hoạch hoá cho từng học kỳ, tháng, tuần, từng đợt thi đua đóng một vai trị quan trọng quyết định đến thành cơng của công tác quản lý. Kế hoạch càng
cụ thể, chi tiết, càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Các tổ chức Đảng, chính quyền cần phải có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, các tổ chức cá nhân cùng xây dựng kế hoạch cho mình.
3.2.2.3 Các điều kiện thực hiện
Để đạt được mục tiêu đề ra, các tổ chức, bộ phận cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình, từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự phân công hợp lý, rạch ròi, tránh chồng chéo..