1.5.4 .Trình độ, năng lực quản lý của CBQL và giáo viên các trườngTHPT
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Khơng có biện pháp nào vạn năng. Mỗi biện pháp có ưu thế riêng nhưng lại có nhược điểm riêng. Chính vì vậy chúng ta nên dùng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Phải tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn các biện pháp thích hợp.
Qua thực tiễn, các biện pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Mỗi biện pháp khi đứng riêng lẻ thì ít có giá trị nhưng khi có sự phối hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Trong các biện pháp trên: Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về giáo dục đạo đức” có ý nghĩa tiên quyết. Trong bất kỳ một hoạt động nào, việc nâng cao nhận thức cho mọi người tham gia là hết sức cần thiết vì có nhận thức đúng mới hành động đúng, nhận thức chi phối mọi hoạt động. Do vậy, việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về hoạt động GDĐĐ học sinh sẽ mang lại sự thành công của hoạt động này. Biện pháp “Kế hoạch hố cơng tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh” có ý nghĩa quyết định đến thành cơng của cơng tác quản lý GDĐĐ cho học sinh, bởi vì bất cứ một hoạt động nào muốn đạt được mục
tiêu đặt ra thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng và những khả năng cần có để xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và các biện pháp cần thiết phù hợp với thực tiễn. Biện pháp “Nâng cao chất lượng quản lý văn hóa nhà trường ” mang ý nghĩa then chốt bởi vì trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất. Môi trường sư phạm là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình GDĐĐ, cơng tác GDĐĐ chỉ có thể đạt hiệu quả khi nó diễn ra trong một môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện cả về tinh thần và cơ sở vật chất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Những chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực địi hỏi về phía nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy. Chính vì thế việc xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường sẽ giúp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.. Biện pháp “Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng, địa phương cho học sinh” có ý nghĩa bổ trợ, góp phần giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh. Mặt khác còn gián tiếp giúp các em nắm được hệ thống giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam từ đó giáo dục lịng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, định hướng giáo dục tư tưởng tình cảm hành động con người Việt Nam. Giúp các em mặc dù tiếp cận với những khoa học hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mà giúp các em vượt qua khó khăn, thử thách trong học tập, lao động rèn luyện sẵn sàng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc với tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Biện pháp: “Tổ chức thành lập Ban chỉ đạo quản lý các hoạt động GDĐĐ phù hợp với đối tượng giáo dục và các lực lượng tham gia giáo dục” mang tính tồn diện bởi vì đích của biện pháp là xã hội hố giáo dục. Phát huy được sức mạnh tổng hợp cho giáo dục. Biện pháp này đã giải quyết được mâu thuẫn bức xúc nhất trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục đạo đức nói riêng.
Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện trong sơ đồ bảng 3.1. [1]: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho học sinh. [2]: Kế hoạch hố cơng tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
[3]: Tổ chức thành lập Ban chỉ đạo quản lý cáchoạt động GDĐĐ phù hợp với đối tượng giáo dục và các lực lượng tham gia giáo dục
[4]: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
[5]: Chỉ đạo hoạt động quản lý GDĐĐ cho học sinh gắn với duy trì và phát
huy những giá trị đạo đức truyền thống địa phương
[6]: Nâng cao chất lượng quản lý văn hóa nhà trường
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp