Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 103 - 124)

91.5 66 6 15. 7 2.6 17 0 1.3 1.3 82,9 85. 4 89.0 71.9 13.4 10. 9 8. 5 14. 6 2.4 2.4 1.2 9,8 1.3 1.3 3.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở bảng 3.2 cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi cao.

Trong đó:

- Chiếm tỉ lệ cao nhất: Biện pháp 1(91,5) - Chiếm tỉ lệ thấp nhất: Biện pháp 4 (63,4)

Từ kết quả ở bảng 3.2 ta có thể thấy: Phần lớn CBQL,GV cho rằng các biện pháp có tính khả thi. Với biện pháp thứ 1,3,5,6 có tới trên 80% ý kiến được hỏi cho rằng thực hiện được. Riêng biện pháp 4 có tới 50% số ý kiến cho rằng khó thực hiện vì sợ sự chay theo cơ chế thị trường làm phá vỡ giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Sự lai tạo giữa giá trị cũ và mới làm sáo trộn giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có trước đây.

Tóm lại, kết quả thăm dị ý kiến về các biện pháp đưa ra đều nhận định là cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu thực hiện các biện pháp này việc GD đạo đức cho HS trường THPT Bất Bạt sẽ hiệu quả hơn.

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp

Tinh cần thiêt Tinh khả thi Hiệu

X Thứ bậc Của X Y Thứ bậc Của Y D D 2 Bp 1 2,86 1 2,89 1 0 0 Bp 2 2,58 6 2,64 5 1 1 Bp 3 2,81 2 2,88 3 -1 1 Bp 4 2,54 6 2,62 5 1 1 Bp 5 2,61 2 2,83 3 -1 1 Bp 6 2,74 4 2,81 4 0 0 Điểm TB chung 2,69 2,76

(Nguồn: Xử lí phiếu điều tra năm 2014) Nhận xét:

Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cao với X (cần thiết) = 2,69 và Y (mức độ khả thi) = 2,76.

Với kết quả tổng hợp ở bảng trên, ta có hệ số tương quan Spearman giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Từ cơng thức Spearman:

Trong đó: N là số biện pháp đề xuất. r: Là hệ số tương quan thứ bậc

D2: là hiệu số hai thứ bậc XY và  D2 = 4. Thay vào cơng thức ta có:

2 2 2 6 6.4 1 1 0,89 ( 1) 6(6 1) D r N N        

Hệ số trên cho thấy r càng tiến gần đến 1 thì sự tương quan càng chặt chẽ. Tức là giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có sự tương quan thuận và thống nhất cao.

Kết luận chương 3

Giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề khơng cịn mới đối với các nhà trườngTHPT. Song để đáp ứng được một trong các mục tiêu của GD phổ thông, chúng ta không thể không chú ý đến việc GD rèn luyện đạo đức cho học sinh. Vì thế đối với các nhà trường THPT nói chung cũng như trường THPT Bất Bạt thành phố Hà Nội nói riêng, nâng cao chất lượng các hoạt động GDĐĐ cho học sinh là một trong những vấn đề có tính cấp thiết.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì , thành phố Hà Nội, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Bất Bạt, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Trong đó một số biện pháp được coi là điểm mấu chốt để nâng cao hơn nữa hoạt động GDĐĐ cho học sinh nhà trường phù hợp với yếu tố vùng miền như biện pháp phát huy giá trị truyền thống địa phương và đặc biệt biện pháp nâng co quản lý chất lượng văn hóa trường học chính là đạo động lực mới cho công tác GDĐĐ cho nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận tổng quát sau đây:

1.1. Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của tồn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò trọng trách. Trong q trình đó muốn GDĐĐ đạt hiệu quả thì phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp GD. Phải tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các LLGD trong nhà trường, gia đình và xã hội tạo thành mạng lưới GDĐĐ cho HS ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ có như vậy cơng tác GDĐĐ cho HS mới đạt kết quả mong muốn đáp ứng việc đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.

1.2. Quản lý hoạt hoạt động GDĐĐ cho học sinh là q trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia q trình quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ.

1.3. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tại trường THPT Bất Bạt đã có những kết quả đáng ghi nhận: Thực hiện đúng mục tiêu GD, bước đầu xây dựng được kế hoạch hoạt động, cơng tác chỉ đạo có sự đồng bộ, thực hiên đúng tiến trình kiểm tra đánh giá.

1.4. Quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THPT Bất Bạt còn một số hạn chế như:

Kế hoạch chưa chi tiết, phù hợp với yếu tố vùng miền. Công tác kiểm tra đánh giá còn yếu kém về năng lực, đặc biệt chưa kịp thời khen thưởng người tốt việc tốt. Và cơng tác sau kiểm tra xử lí cịn chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy mà một số học sinh có những biểu hiện sai phạm về đạo đức và số lượng đó có xu hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh tại trường THPT Bất Bạt là:

[1]: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho học sinh. [2]: Kế hoạch hố cơng tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

[3]: Tổ chức thành lập Ban chỉ đạo quản lý cáchoạt động GDĐĐ phù hợp với đối tượng giáo dục và các lực lượng tham gia giáo dục

[4]: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

[5]: Chỉ đạo hoạt động quản lý GDĐĐ cho học sinh gắn với duy trì và phát

huy những giá trị đạo đức truyền thống địa phương

[6]: Nâng cao chất lượng quản lý văn hóa nhà trường

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp trên đều cần thiết, và có tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Nên biên soạn và phát hành nhiều tài liệu sách giúp các lực lượng tham gia GDĐĐ và quản lý GDĐĐ học sinh trong và ngoài nhà trường nhằm giúp họ hiểu biết đúng đắn, có nội dung thiết thực nhằm đạt mục đích chung trong việc giáo dục thanh, thiếu niên hiện nay.

Nên đầu tư kinh phí cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường.

Cần có chính sách động viên, khuyến khích GVCN để GV quan tâm, tận tâm hơn với HS, đặc biệt là việc tăng cường phối hợp GDĐĐ cho HS thay vì quy định GVCN được giảm 5 tiết dạy như hiện nay.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT

Coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên hàng năm đối với giáo dục đạo đức cho học sinh. Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học cho nhà trường. Chỉ đạo các trường cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức cho từng năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục đạo đức. Đối với GVCN cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm.

2.3. Đối với trường THPT Bất Bạt huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ.

Thành lập Ban chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục. Phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên phù hợp với năng lực sở trường của họ.

Duy trì và phát huy truyền thống đạo đưc tốt đẹp vùng đất núi Tản sông Đà.

Nâng cao chất lượng quản lý văn hóa nhà trong đó chú trọng đến sự trong sạch của môi trường sư phạm, giá trị đạo đức chính thống của nhà trường, niềm tin và sự kỳ vọng vào việc xây dựng nhà trường theo huynh hướng của tổ chức biết học hỏi.

2.4. Đối với Chính quyền địa phương

Hỗ trợ nhà trường đầu tư ngân sách, đảm bảo cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và hoạt động GDĐĐ cho học sinh nói riêng.

2.5. Đối với cha mẹ học sinh

Xây dựng môi trường gia đình văn hóa “cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan”; phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục con cái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ

quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố giáo dục, Trường

Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2008), Học để làm người, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục

và Đào tạo, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bình (1999) (tổng chủ biên), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức quản

lý, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Các văn bản pháp quy về giáo dục đào tạo quyển 2, Nxb Giáo dục Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010,

Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT (ngày 28/3/2011) ban

hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

8. Các Mác, Ăng ghen, Lê Nin (1987) Về giáo dục - Nxb Sự Thật, Hà Nội 9. Al.Côchetôp (1995), Những vấn đề lý luận đạo đức – Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường

Cán bộ quản lý GD & ĐT và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, Hà Nội.

11. Phạm Khắc Chương (1994), Giáo dục gia đình – Nxb Giáo dục, Hà Nội

12. Phạm Khắc Chương (1995), Một số vấn đề về đạo đức, Bộ Giáo dục và đào

tạo -Vụ giáo viên

13. Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng (1998), Đạo đức học – Nxb Giáo

dục.

14. Đào Ngọc Dung (1998) Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi tại cộng đồng – Nxb Thanh niên, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996) – Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 – Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8 – Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Giáo trình Đạo đức học (2000) – Học viện Chính trị Quốc gia – Nxb Chính trị

Quốc gia Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (2010), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ CNH, HĐH – Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đặng Vũ Hoạt (1992), Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức của học sinh -Tập san nghiên cứu giáo dục số 8/1992.

22. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học, Nxb Đại học Sư phạm,

Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (1976) về đạo đức cách mạng – Nxb Sự thật, Hà Nội

24. Hồ Chí Minh (1998), Những lời Bác Hồ dạy thanh thiếu niên và học sinh, Nxb

Thanh niên Hà Nội.

25. Hồ Chí Minh (2004), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Bích Hồng, Võ Văn Nam (2004), Giáo dục học đại cương, Nxb

TP HCM.

27. Lê Văn Hồng (2007) (chủ biên) Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

28. Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – Khoa Triết học (2000) Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia.

29. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Đặng Bá Lãm (2005): Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn –

Nxb Chính trị quốc gia – Hà Nội

31. Phan Huy Lê (1994 – 1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, (KX07-02), Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Lê (1988), Đạo đức và lãnh đạo - Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Hà Thế Ngữ - Bùi Đức Thiệp (1981): Các Mác – Ăng Ghen – Lê Nin bàn về giáo dục – Nxb Giáo dục 1981.

34. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục.

35. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) - Nxb Chính trị quốc gia

36. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục -

Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

37. Trần Đăng Sinh (chủ biên) (2008), Giáo trình Đạo đức học, Nxb Đại học Sư

phạm.

38. Nguyễn Thế Thắng (2002), Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Lao động.

39. Hà Nhật Thăng (1998), “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn”, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

40. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nxb Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 41. Từ điển Tiếng Việt (1997) – Nxb Khoa học Xã hội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho học sinh)

Để có cơ sở khoa học đề xuất một số biện pháp quản lý tốt hơn việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh trường trung học phổ thông Bất Bạt huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, em vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây:

Câu 1: Em hãy cho biết ý kiến của mình về vai trị, vị trí giáo dục đạo đức? (Đánh dấu x vào ô tương ứng).

Đạo đức quan trọng hơn tài năng.

Tài năng quan trọng hơn đạo đức.

Cả Tài và Đức đều quan trọng.

Giáo dục đạo đức chỉ có trong mơn GDCD.

Giáo dục đạo đức có trong tất cả các mơn học.

Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện trong nhà trường.

Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở gia đình. Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở ngoài xã hội.

Giáo dục đạo đức cần thực hiện ở cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Giáo dục đạo đức chỉ cần phải thực hiện ở lứa tuổi học sinh

Giáo dục đạo đức cần thực hiện ở mọi lứa tuổi

Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện khi có người khác kiểm tra, nhắc nhở

Giáo dục đạo đức cần thực hiện một cách tự nguyện, thường xuyên

Câu 2: Những nội dung nào dưới đây được Nhà trường quan tâm giáo dục nhiều cho học sinh? (Đánh dấu x vào ô tương ứng).

Động cơ học tập đúng đắn.

Tôn trọng mọi người.

ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt. Lễ phép với mọi người

Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp.

Tôn trọng pháp luật.

Đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ người khác, bạn bè.

Lòng khoan dung độ lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 103 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)