BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH BỘ LY HỢP VÀ DẪN ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN LY HỢP

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế cụm ly hợp cho ôtô tải trung bình KAMAZ (Trang 66 - 67)

ĐIỀU KHIỂN LY HỢP

1. CHẾ ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LY HỢP.

- Để đảm bảo cho hệ thống ly hợp làm việc an toàn, lâu dài và thực hiện tốt nhiệm vụ yêu cầu của hệ thống li hợp đối với xe ôtô thì ta phải thường xuyên chăm sóc bảo quản đúng chế độ quy định.

- Hàng ngày trong quá trình làm việc ta phải luôn luôn đảm bảo hành trình tự do của bàn đạp li hợp từ 20 - 30 mm bằng cách đo trên bàn đạp và đảm bảo khe hở giữa bi tê và đầu đòn mở từ 3 - 4 mm.

- Thường xuyên sau hoạt động từ 500 – 600 km ta phải bơm mỡ vào ổ bi gối đỡ đầu trục li hợp và các khớp dẫn động của bộ dẫn động cơ khí.

- Sau thời gian hoạt động từ 1000 – 1500 km phải kiểm tra và điều chỉnh đầu đòn mở cho đúng vị trí nằm trong một mặt phẳng và chỉnh lại các khớp nối các đòn dẫn động cho đúng khoảng cách và làm việc nhẹ nhàng.

- Sau 3000 - 5000 km tháo li hợp ra tra mỡ vào ổ bi tê, chỉnh lại khe hở giữa bi tê và đòn mở theo quy định.

- Tra mỡ đúng chủng loại vào ổ bi đầu trục và cuối trục li hợp.

- Lau chùi sạch sẽ các bụi bẩn dầu mỡ bắn vào đĩa ma sát . Thông lỗ thoát dầu mỡ ở bánh đà. Tán lại các đinh tán nếu cần thiết.

- Trường hợp các tấm ma sát bị màn sát đầu đinh tán phải tiến hành thay ngay.

- Sau 15000 - 20000 km cần phải trung tu toàn bộ lại hệ thống li hợp cho đảm bảo yêu cầu.

* Bảo dưỡng dẫn động bộ ly hợp

Trong quá trình sử dụng, các chi tiết trong bộ dẫn động li hợp có thể bị hư hỏng nên ta có thể cần phải tiến hành trong các trường hợp thay thế một số chi tiết riêng biệt bị hao mòn, bị hư hỏng.

Khi tiến hành bảo dưỡng cần phải:

- Xem xét bên ngoài, kiểm tra độ kín khít của cơ cấu dẫn động bộ ly hợp, khi cần thiết khắc phục những chỗ hở và bơm hệ thống thuỷ lực của cơ cấu dẫn động.

- Khi sửa chữa bơm hệ thống dẫn động thuỷ lực bộ ly hợp cần phải tiến hành sau khi khắc phục hêt những chỗ hở trong thiết bị dẫn động thuỷ lực theo trình tự sau:

+ Lau chùi hết bụi bẩn bám trên mũ bảo vệ của van xả không khí. Tháo nó ra và lắp ống mềm cao su, nhúng đầu kiểm tra của ống vào một bình thuỷ tinh sạch đựng chất lỏng Hê ba.

+ Ấn mạnh khoảng 3 – 4 lần lên bàn đạp của bộ ly hợp, giữ bàn đạp ở vị trí đã ấn xuống và quay van xả không khí đi 1/4 – 1/3 vòng. Dưới tác dụng của áp suất, một phần chất lỏng và không khí lẫn trong đó dưới dạng bong bang sẽ bị đẩy ra khỏi ống mềm.

+ Khi cất lỏng ngừng chảy thì vặn van xả không khí lại.

+ Lặp lại thao tác cho đến khi nào không khí bị thải hết ra khỏi ống mềm

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế cụm ly hợp cho ôtô tải trung bình KAMAZ (Trang 66 - 67)