CHVC&NL ở TV và ĐV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 44 - 48)

CHVC&NL TV ĐV

Thu nhận - Dạng vật chất - Cơ quan thu nhận - Cơ chế hấp thụ Vận chuyển - Cơ quan - Cơ chế

Bài xuất

- Dạng vật chất - cơ quan - Cơ chế

HS nghiên cứu SGK tìm ý trả lời các tiêu chí ở phần TV sau đó dùng phương pháp suy diễn tương tự tìm điểm biểu hiện ở ĐV tương ứng các nội dung tiêu chí đã tìm được ở TV.

2.2.2.2. Quy trình dạy học chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, Sinh học 11 – THPT

Do SGK hiện nay cịn trình bày TV và ĐV riêng, vì vậy khi hướng dẫn HS học chương I: CHVC&NL, GV cứ dạy theo trình tự các bài, mục như SGK và rút ra dấu hiệu chung của khái niệm CHVC&NL ở cấp cơ thể vào bài ôn tập cuối chương.

Quy trình cụ thể để xác định các kiến thức chủ chốt của mỗi giới được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu các bài học cụ thể ở phần A hoặc phần B của chương CHVC & NL.

- Bước 2: Xác định các khái niệm chủ chốt bằng các cụm từ của quá trình CHVC & NL ở một giới (TV hoặc ĐV).

- Bước 3: Xây dựng các câu hỏi định hướng cho HS nghiên cứu xác định nội dung các khái niệm chủ chốt để lập bảng chi tiết.

- Bước 4: HS nghiên cứu SGK theo định hướng câu hỏi, từ đó xác định nội dung các khái niệm chủ chốt của một giới.

- Bước 5: Tổ chức thảo luận nhóm (hoặc lớp) để thống nhất nội dung hoàn thành báo cáo. Cuối cùng GV nhận xét, đánh giá kết quả.

Đây là quy trình sử dụng để dạy học các khái niệm CHVC & NL ở mỗi giới ở TV hoặc ĐV. Chúng tơi xin phân tích cụ thể ở mỗi phần như sau:

Quy trình dạy học phần A: CHVC & NL ở TV.

Nội dung của chương gồm 14 bài, giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể TV (sự hấp thụ nước và muối khoáng, vận chuyển các chất trong cây, thốt hơi nước, quang hợp, hơ hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đó).

Ở tế bào, q trình chuyển hố bao gồm các q trình hấp thụ vật chất từ mơi trường dịch bào vào tế bào, biến đổi vật chất thành chất hữu cơ, thải chất dư thừa, độc hại ra gian bào.

Ở cơ thể bản chất q trình chuyển hố vật chất và năng lượng cũng như tế bào nhưng xảy ra ở phạm vi lớn hơn, vật chất và năng lượng được hấp thụ vào cơ thể qua cơ quan, hệ cơ quan sau đó phải nhờ hệ mạch vận chuyển đến cơ quan chuyển hoá rồi mới biến đổi thành các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể, các chất cặn bã, độc hại cũng như năng lượng mà cơ thể không sử dụng được thải ra ngồi mơi trường. Có thể coi CHVC & NL tế bào là một giai đoạn trong quá trình CHVC & NL của cơ thể.

Trước khi tìm hiểu về q trình chuyển hố, ở bài đầu tiên GV cần giới thiệu khái quát về chuyển hoá ở cấp cơ thể. Từ các cấp độ tổ chức sống GV hướng dẫn HS xác định phạm vi chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra ở cấp độ cơ thể. Sau đó chỉ ra q trình CHVC&NL ở TV được nghiên cứu qua bốn giai đoạn: thu nhận  vận chuyển  biến đổi  bài xuất. Mỗi giai đoạn được tìm hiểu về dạng vật chất, cơ quan và cơ chế thực hiện.

Để hình thành các dấu hiệu của CHVC&NL ở TV. GV tổ chức cho HS nghiên cứu thơng tin từ SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

- Cho biết dạng vật chất, cơ quan và cơ chế mà TV hấp thụ từ mơi trường?

- Vì sao rễ có thể hút đủ nước cung cấp cho cây?

- Giai đoạn thu nhận vật chất có vai trị gì trong chuyển hố vật chất và năng lượng ở TV?

- Vật chất sau khi được hấp thụ làm thế nào vận chuyển được đến cơ quan chuyển hoá?

- Mạch gỗ và mạch rây có đặc điểm gì thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng và chất hữu cơ?

- Hệ mạch gỗ và mạch rây có vai trị gì trong CHVC&NL ở TV?

- Trong cơ thể vật chất và năng lượng không sử dụng được đào thải ra ngoài ở dạng nào, bằng cơ quan nào?

- Nêu mối quan hệ giữa chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể?

Để giúp HS hiểu chi tiết hơn về quá trình bài tiết những chất thừa, các chất cặn bã, độc hại ra ngồi mơi trường GV có thể cung cấp tài liệu tham khảo:

Thông tin về: Hệ thống bài tiết của cơ thể:

- Hệ thống bài tiết hay mô tiết là tập hợp các tế bào làm nhiệm vụ bài tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Sản phẩm có thể được đưa ra trực tiếp ra ngoài hay được giữ lại trong cấu tạo riêng để thải ra ngoài bằng cách khác hoặc được giữ lại trong cấu tạo riêng để thải ra ngồi. Như vậy có hai cấu trúc bài tiết: Cấu trúc bài tiết ngoài, cấu trúc bài tiết trong.

- Cấu trúc hệ thống bài tiết ngoài:

+ Lơng và tuyến tiết: tiết ra các chất lỏng có chứa đường hoặc muối (cây nơi đất mặn), ...

+ Tuyến mật: thường có ở hoa và trên cơ quan dinh dưỡng như thân, lá, lá kèm cuống hoa, ...

+ Tuyến thơm: Hương thơm của hoa là những chất bay hơi, chủ yếu là các chất tinh dầu nằm trong các tế bào biểu bì của hoa,...

- Cấu trúc bài tiết trong: Tế bài tiết, túi và ống tiết, ống nhựa mủ,...

Như vậy, sau khi HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm HS trả lời được các câu hỏi trên. GV có thể sử dụng bảng hệ thống hoá về sự CHVC&NL ở TV trong bảng 2.4 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)