So sánh kết quả của đợt kiểm tra giữa nhóm TN và ĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 67)

xu hướng ln cao hơn nhóm ĐC:

Về điểm khá (7, 8):

Lần 1: nhóm TN 35,45% cịn nhóm ĐC 23,64%. Lần 2: nhóm TN 42,73% cịn nhóm ĐC 20%. Lần 3: nhóm TN 48,18% cịn nhóm ĐC 18,18%. Lần 4: nhóm TN 41,82% cịn nhóm ĐC 15,45%.

Đặc biệt ở tất cả các lần kiểm tra nhóm ĐC đều khơng có HS nào đạt điểm giỏi (9, 10) cịn nhóm TN số HS đạt điểm giỏi ngày càng có xu hướng tăng lên, chứng tỏ kết quả học tập của HS khi dạy học bằng phương pháp TCHT đã có hiệu quả tốt hơn.

Chúng tơi tiếp tục lập bảng so sánh về kết quả của đợt kiểm tra giữa nhóm TN và nhóm ĐC qua bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: So sánh kết quả của đợt kiểm tra giữa nhóm TN và ĐC Lần Lần kiểm tra số Lớp Tổng số bài KT X ± m S Cv% dTN-ĐC T d 1 ĐC 110 5.38 ± 0.12 1.29 24.03 0.76 4.53 TN 110 6.15 ± 0.11 1.20 19.60 2 ĐC 110 5.32 ± 0.12 1.26 23.64 1.05 6.30 TN 110 6.36 ± 0.11 1.20 18.92 3 ĐC 110 5.22 ± 0.13 1.32 25.24 1.35 7.74 TN 110 6.56 ± 0.12 1.26 19.22 4 ĐC 110 5.10 ± 0.13 1.32 25.90 1.25 7.08 TN 110 6.35 ± 0.12 1.29 20.32 Tổng hợp ĐC 440 5.25 ± 0.06 1.30 24.77 1.10 12.79 TN 440 6.35 ± 0.06 1.25 19.66

- Điểm trung bình cộng qua mỗi lần kiểm tra trong TN ở nhóm TN ln cao hơn nhóm ĐC, hiệu số điểm trung bình cộng giữa nhóm TN và nhóm ĐC (dTN-ĐC) về tổng hợp là lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ kết quả lình hội kiến thức ở nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.

- Hiệu số điểm trung bình cơng (dTN-ĐC) giữa nhóm TN và nhóm ĐC qua 3 lần kiểm tra đầu tiên có xu hướng tăng dần (lần 1 là 0,76; lần 2 là 1,05; lần 3 là 1,35; lần 4 là 1,25; tổng hợp là 1,1) điều này chứng tỏ sự tiến bộ trong lĩnh hội kiến thức của nhóm TN là cao hơn nhóm ĐC.

- Độ dao động xung quanh giá trị trung bình cộng của nhóm TN qua 4 lần kiểm tra đều thấp hơn nhóm ĐC, điều này chứng tỏ mức độ tập chung của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

- Độ biến thiên (Cv%) ở nhóm TN lần 1 là 19,6; lần 2 là 18,92; lần 3 là 19,22; lần 4 là 20,32 và tổng hợp là 19,66 đều thấp hơn nhóm ĐC lần 1 là 24,03; lần 2 là 23,64; lần 3 là 25,24; lần 4 là 25,9 và tổng hợp là 24,77. Điều này chứng tỏ nhóm TN ít dao động, độ tin cậy cao hơn.

- Độ tin cậy Td ở cả 4 lần kiểm tra trong TN lần 1 là 4,53; lần 2 là 6,3; lần 3 là 7,74; lần 4 là 7,08 và tổng hợp là 12,79 đều lớn hơn tα = 1,96. Điều này chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy và sự sai khác về kết quả giữa hai nhóm là có ý nghĩa.

Qua bảng 3.4 chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh kết quả trong thực nghiệm giữa hai nhóm TN và ĐC.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC 0.00 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 ĐC TN

Qua biểu đồ ta thấy rõ sự khác nhau về điểm trung bình giữa hai nhóm TN và ĐC, trong đó nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC. Từ đó khẳng định khi vận dụng TCHT trong dạy học chương I “chuyển hóa vật chất và năng lượng” đã thu được những hiệu quả nhất định.

3.5.1.2. Sau thực nghiệm

Sau khi kiểm tra chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.5 như sau: Bảng 3.5: Kết quả bài kiểm tra sau TN của nhóm TN và nhóm ĐC

Lớp N

Số bài đạt điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 110 0 5 11 13 39 22 20 0 0 0

TN 110 0 0 0 12 27 30 30 9 2 0

Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy: Ở nhóm ĐC số Hs bị điểm yếu, kém là nhiều và có xu hướng tăng lên, trong khi đó số HS đạt điểm khá, giỏi là ít. Cịn ở nhóm TN thì số HS khá, giỏi cao hơn hẳn nhóm ĐC. Điều này cho thấy HS

nhóm TN ghi nhớ kiến thức tốt hơn sau một thời gian học, chứng tỏ dạy học bằng phương pháp TCHT đã giúp HS hệ thống hóa kiến thức và ghi nhớ tốt hơn.

3.5.2. Kết quả phân tích định tính các bài kiểm tra - Về chất lượng lĩnh hội kiến thức - Về chất lượng lĩnh hội kiến thức

Qua kiểm tra bài cũ và phân tích kết quả các bài kiểm tra, chúng tơi nhận thấy ở nhóm TN học sinh nắm chắc chắn kiến thức và khẳ năng phân tích kiến thức tốt hơn, đồng thời có khả năng hệ thống hố kiến thức tốt hơn.

Ví dụ: Bài kiểm tra mang tính tổng hợp và khái quát cao: “So sánh sự vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật và động vật về con đường, động lực và các chất vận chuyển chủ yếu ”. Nhóm thực nghiệm HS làm bài rất tốt nhiều em đạt điểm tối đa.

- Về độc lập, tích cực và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh

Thơng qua việc phân tích kết quả các bài kiểm tra về mặt định lượng, kết hợp với việc quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ học tập ngay trong q trình dạy TN, chúng tơi nhận thấy nhóm TN hơn hẳn nhóm đối chứng về lịng say mê, sự nhiệt tình, tính tích cức học tập, khả năng khai thác, tích luỹ kiến thức và năng lực tư duy…Ví dụ khi dạy bài “Tiêu hoá ở động vật - mục II: Các hình thức tiêu hố ở các nhóm động vật khác nhau”, chúng tơi u cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

* Ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hố:

- Nêu dạng thức ăn và cách tiêu hoá ở ĐV đơn bào?

- Nêu trình tự các giai đoạn tiêu hố thức ăn ở trùng đế dày? * Q trình tiêu hố ở động vật có túi tiêu hố

- Các loài ruột khoang và giun dẹp làm thế nào để tiêu hoá được thức ăn? - Tại sao trong túi tiêu hoá, thức ăn sau khi được tiêu hoá ngoại bào lại tiếp tục tiêu hoá nội bào

- So với động vật đơn bào thì, tiêu hố ở ĐV có túi tiêu hố có ưu điểm gì hơn? * Tiêu hố ở ĐV có ống tiêu hố

- Nêu đặc điểm của ống tiêu hố thích nghi với nhiệm vụ biến đổi thức ăn phức tạp thành chất đơn giản?

- Sự phân hố các bộ phận có chức năng gì?

- Chất dinh dưỡng đã được biến đổi được biến đổi hấp thụ vào cơ thể qua cơ quan nào?

Với cách tổ chức và điều khiển hoạt động như trên nên HS rất say mê tìm hiểu và thảo luận nhóm để nhanh chóng tìm ra câu trả lời. Hầu hết ở các lớp dạy thực nghiệm, HS đều có thể trả lời các câu hỏi mà GV đã nêu và rất ít có sai sót.

Trong khi đó, ở các lớp ĐC vẫn những câu hỏi đó nhưng đa số HS khơng thể tìm ra được câu trả lời do quen với cách học thụ động.

- Khả năng lưu giữ thông tin (Độ bền kiến thức) của HS

Kết quả TN cho thấy, ở nhóm TN do làm quen với cách học đòi hỏi liên tục hoạt động, được rèn luyện các kỹ năng hoạt động trí tuệ như quan sát, mơ tả, phân tích, so sánh, các kỹ năng thu thập, sắp sếp thông tin, lập bảng biểu, sơ đồ… nên năng lực tư duy của HS được nâng cao rõ rệt. Biểu hiện trong bài làm các em nhớ lâu, nhớ chính xác, thể hiện ở chất lượng làm bài của nhiều HS sau TN vẫn rất tơt, điểm số nhìn chung có xu hướng ổn định.

Trong khi đó ở nhóm lớp ĐC, nhiều HS khơng cịn nhờ gì sau 3 tuần học. Vì vậy, điểm số không ổn định, tỉ lệ điểm khá giỏi giảm xuống nhanh chóng, ngược lại tỉ lệ điểm yếu kém tăng lên nhanh.

Ví dụ: Câu hỏi: So sánh quá trình quá trình thu nhận vật chất ở ĐV và TV? Với câu hỏi này phần lớn HS nhóm thực nghiệm lập bảng so sánh, và từ bảng rút ra điểm giống và khác nhau. Trong khi lớp đối chứng thì hầu như khơng làm được hoặc làm nhưng khơng đầy đủ.

Tóm lại, qua việc phân tích kết quả điều tra, kiểm tra các giai đoạn trước và sau khi thực nghiệm kết hợp với quá trình theo dõi quá trình học tập của HS trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã thấy đúng giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra.

Tiểu kết chương 3:

Qua thực nghiệm 3 bài thuộc chương I “chuyển hóa vật chất và năng lượng” theo hướng nghiên cứu, theo quy trình thực nghiệm chặt chẽ trên các lớp TN và lớp ĐC ban đầu đều có chất lượng đồng đều. Kết quả cho thấy việc vận dụng TCHT trong dạy học sinh học 11 nói chung và dạy học chương I nói riêng đã cho thấy các tri thức lĩnh hội về khái niệm tổ chức sống ở cấp độ cơ thể khá vững chắc, HS lớp TN làm việc hăng say, tích cực, chủ động. Đồng thời qua các bài kiểm tra trong và sau TN đã phần nào cho thấy hiệu quả việc vận dụng TCHT trong dạy học nội dung sinh học 11.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Thực hiện mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện được nhiệm vụ nghiên đặt ra trong đề tài, cụ thể:

1.1. Đề tài đã xác định được cơ sở lý luận về vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học sinh học nói chung và dạy học chương I “chuyển hóa vật chất và năng lượng” nói riêng.

1.2. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy và học Sinh học nói chung và chương “chuyển hố vật chất và năng lượng” trong chương trình sinh học 11 nói riêng. Từ đó khẳng định tính cấp thiết của việc vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học sinh học 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

1.3. Phân tích được nội dung chương “chuyển hoá vật chất và năng lượng”, Sinh học 11 – THPT làm cơ sở cho việc dạy học theo TCHT.

1.4. Trên cơ sở nghiên phân tích nội dung đã đề xuất biện pháp logic và quy trình dạy học chương “chuyển hố vật chất và năng lượng”, sinh học 11 – THPT gồm 5 bước cho việc triển khai biên soạn các giáo án theo hướng nghiên cứu.

1.5. Thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả các biện pháp sư phạm đã đề xuất, giả thuyết khoa học là chấp nhận được và những nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kết quả thực nghiệm sư phạm một mặt góp phần khẳng định tính hợp lý mà biện pháp sư phạm đã nêu, mặt khác cho tác giả bước đầu biết cách sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm trong nghiên cứu khoa học giáo dục.

2. KHUYẾN NGHỊ

Trong thời gian thực hiện đề tài trong học kì I năm học 2014 – 2015 với những kết quả đã nghiên cứu, để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh học trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung và chương trình SH 11 THPT nói riêng, chúng tơi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:

2.1. Chúng tôi mong rằng đề tài tiếp tục được nghiên cứu và phát triển trên diện rộng để nâng cao hơn giá trị thực tiễn và thấy được ứng dụng sư phạm của đề tài một cách khách quan nhất.

2.2. Cần tiếp tục tố chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để GV giảng dạy bộ mơn sinh học ở trường THPT có điều kiện nâng cao được trình độ kiến thức và phương pháp giảng dạy.

2.3. Tiếp tục nghiên cứu vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học các chương trong sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học

giáo dục. NXB Giáo dục.

2. Đặng Hùng Dũng (2014), Vận dụng tiếp cận hệ thống để xây dựng bài

tổng kết chương sinh học 11 – THPT. Luận văn thạc sĩ.

3. Phan Dũng (1996). Về hệ thống và tính ì của hệ thống. Trung tâm sáng

tạo KHKT, ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

4. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. NXB đại

học quốc gia HN

5. Nguyễn Thành Đạt (2008), sinh học 11. NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Ngọc Giao (1998), Những điều kì thú về các hình thái hỗn loạn chaos. NXB GD, HN.

7. Trần Bá Hồnh (1976), Hình thành và phát triển các khái niệm trong

chương trình sinh học đai cương. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Hịe (2005), Tiếp cận hệ thống và kiến tạo chỉ số trong

quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển. Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc bảo

vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. NXB Nông nghiệp, HN.

9. Tô Duy Hợp (2001), Lý thuyết hệ thống – nguyên lý và vận dụng, triết

học, viện triết học, số 9 (127)/2001.

10. Nguyễn Thị Nghĩa (2009), Vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học

sinh học cơ thể lớp 11 THPT phân ban, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.

11. Hoàng Phê (CB), Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh (2008), Từ

điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.

12. Dương Tiến Sĩ (1999), Vận dụng tiếp cận hệ thống và quan điểm tiến

hóa, sinh thái trong giáo dục mơi trường. Luận án tiến sĩ Giáo dục học.

13. Nguyễn Cảnh Toàn (CB) (2004), Học và dạy cách học. NXB ĐH Sư

14. Đặng Thị Dạ Thủy (2007), Hình thành và phát triển các khái niệm về

cấp độ tổ chức sống trên cơ thể trong dạy học sinh học ở trường THPT. Luận án

tiến sĩ Giáo dục.

15. Hồng Tụy (1997), Phân tích hệ thống và ứng dụng. NXB KH và KT,

HN.

16. Đào Thế Tuấn (1989), Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã

hội học ở nông thôn.TC xã hội học, số 1, 1989.

17. Nguyễn Thu Tư (2010), Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết

hợp vận dụng quan điểm sinh học hệ thống trong dạy học phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10, THPT. Luận văn thạc sĩ.

18. Lê Đình Trung (CB) (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và những

bài giảng minh họa sinh học 12. NXB sư phạm.

19. Lê Đình trung (CB) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.

NXB sư phạm.

20. Viện ngôn ngữ (1996), từ điển tiếng việt. NXB Đà Nẵng.

21. Gharajedaghi, J, 1999. Tư duy hệ thống - Quản lý hỗn độn và phức

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: một số giáo án vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học

chương I

BÀI 1: HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ 1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS có khả năng: - Về kiến thức:

+ Nêu được cấu tạo và vai trị của hệ rễ trong chuyển hố vật chất và năng lượng ở TV.

+ Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo lơng hút với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng.

+ Nêu được các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ, từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân và mạch gỗ của lá.

- Về kỹ năng:

+ Phát triển kỹ năng tự học và làm việc theo nhóm

+ Biết sử dụng hình vẽ để minh hoạ và hiểu rõ thêm kiến thức của bài. - Về thái độ:

+ Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong cơ quan của TV. 2. Phương tiện dạy học

- Hình 1.1 đến 1.3 trong SGK.

- Phiếu học tập: Quá trình hấp thụ nước và muối khống ở rễ

Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Dạng vật chất Cơ quan thực hiện Cơ chế hấp thụ

Các con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ

3. Phương pháp dạy học

- Phương pháp hỏi đáp, quan sát tranh vẽ, làm việc độc lập với SGK. 4. Hướng dẫn tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ 4.2. Bài mới

GV chia lớp thành 2 nhóm, cho HS hồn thành phiếu học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)