Nội dung tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Nội dung tổ chức thực nghiệm

Chúng tơi chọn hai nhóm TN và ĐC có trình độ nhận thức tương đương. Chúng tôi thực nghiệm 3 bài, trong và sau thực nghiệm chúng tôi xây dựng 2 đề kiểm tra 45 phút với nội dung kiến thức trong chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” (một đề trong thực nghiệm và một đề sau thực nghiệm) và thống nhất chương trình thực nghiệm cho cả hai nhóm ĐC và TN.

3.4.1. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm

Trước khi thực nghiệm chúng tôi đã trao đổi với giáo viên thực nghiệm về các vấn đề sau:

- Thống nhất mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được trong mỗi bài dạy và thang điểm của các bài kiểm tra ở nhóm TN và nhóm ĐC là như nhau.

- Trao đổi kỹ hơn với GV nhóm TN về PPDH theo hướng tiếp cận hệ thống, cách thức tổ chức giảng dạy các bài trong chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” để đạt hiệu quả cao nhất.

- Cung cấp các giáo án thực nghiệm đã thiết kế, phiếu học tập, các bài kiểm tra… cho GVTN.

- Nhóm ĐC dạy học theo chương trình, tài liệu hướng dẫn giảng dạy chuyên môn của Bộ GD và ĐT.

3.4.2. Tiến hành thực nghiệm

Trên cơ sở thống nhất về nội dung và PPDH, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đồ dùng dạy học, chúng tơi đã tiến hành dạy các bài ở nhóm TN và nhóm ĐC đã chọn.

Thời gian TN: học kì I năm học 2014 – 2015. 3.4.3. Nội dung thực nghiệm

- Tiến hành giảng dạy

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 3 bài cụ thể sau: - Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây (1 tiết). - Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) (1 tiết).

- Bài 22: Ôn tập chương I (1 tiết).

- Kiểm tra, đánh giá kết quả

- Tiến hành kiểm tra các cặp lớp TN và ĐC với cùng một đề kiểm tra. - Chấm các bài kiểm tra, sắp xếp kết quả theo thứ tự từ 1 đến 10 điểm và phân loại theo nhóm: nhóm yếu kém (điểm 0, 1, 2, 3, 4); nhóm trung bình (điểm 5, 6); nhóm khá (điểm 7, 8); nhóm giỏi ( điểm 9, 10).

- Xử lý kết quả TN sư phạm

Sau khi tiến hành TN, tác giả thu thập và tổng hợp diểm dể xử lý số liệu. Kết quả kiểm tra được xử lý bằng PP thống kê toán học (bằng phần mềm Microsof Excel) theo thứ tự sau:

Phân tích định lượng

Chúng tơi đã sử dụng thống kê tốn học để xử lý số liệu kết quả chấm các bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả dạy học của phương pháp mà luận văn đề xuất đảm bảo tính khách quan và chính xác.

Trình tự được tiến hành cụ thể như sau: Ứng với mỗi lần kiểm tra chúng tôi đã tiến hành:

- Lập bảng thống kê cho cả hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng theo mẫu: Lần KT Lớp n Số học sinh (số bài kiểm tra) đạt điểm xi (ni)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 ĐC

TN

2 ĐC

TN

Trong đó: n: là Số học sinh (hoặc số bài kiểm tra) của các lớp TN hoặc ĐC xi: Điểm số theo thang điểm 10

ni: Số học sinh (hay bài kiểm tra) có điểm số là xi - Tính các tham số đặc trưng:

 Điểm trung bình (X ): Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo cơng thức: 

  n i i if x n X 1 1

 Phương sai (S2): Phương sai là đặc trưng cho sự sai biệt của các số liệu trong kết quả nghiên cứu. Phương sai càng lớn, sự khác biệt càng lớn. Ngược lại, phương sai càng nhỏ, sai biệt càng nhỏ. Phương sai còn biểu diễn độ phân tán của tập số liệu kết quả nghiên cứu đối với giá trị trung bình. Phương sai càng lớn, độ phân tán xung quanh giá trị trung bình càng lớn và ngược lại. Phương sai tính theo cơng thức:

  i n i i X f x n S 1 . 1 2 2    

 Độ lệch chuẩn (S): Khi có hai giá trị trung bình như nhau chưa kết luận hai kết quả giống nhau, mà còn phụ thuộc vào các giá trị của đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh giá trị trung bình cộng. Sự phân tán đó được mơ tả bởi độ lệch chuẩn (S), được tính theo cơng thức sau:

  n X x n Si i  2 hoặc 2 S S

Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán, kết quả càng đáng tin cậy.

 Sai số trung bình cộng (m): Sai số trung bình cộng có thể hiểu là trung bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu, được tính theo cơng thức:

n S m

 Hệ số biến thiên (Cv%): Khi có hai trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên, được tính theo cơng thức sau:

100 %

X S Cv

Hệ số biến thiên càng nhỏ thì kết quả có độ tin cậy càng cao. Cụ thể Cv từ 0  10%: Dao động nhỏ, độ tin cậy cao.

Cv từ 10% 30%: Dao động trung bình.

Cv từ 30% 100%: Dao động lớn, độ tin cậy thấp.

 Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị trung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định theo dõi theo công thức:

2 2 2 1 2 1 2 1 n S n S X X td   

Giá trị tới hạn của td là tαtra trong bảng phân phối Student với α =0,05 và bậc tự do f= n1+n2 – 2. tα = 1,96.

- Nếu td ≥ tαthì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC là có ý nghĩa thống kê.

- Nếu td < tα thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC là khơng ý nghĩa thống kê.

Chú thích:

 n1, n2: là số HS được kiểm tra ở các khối lớp TN, ĐC

 S12, S22 : là phương sai của các lớp TN và ĐC

X1, X2: là điểm trung bình của các lớp TN, ĐC

 fi , xi: là số bài kiểm tra đạt điểm tương ưnứg là xi, trong đó 0 ≤ xi ≤ 10 đặc trưng cho phổ phân bố điểm của bài kiểm tra ở mỗi lớp.

Phân tích định tính

So sánh giữa lớp thực nghiệm và đối chứng với các tiêu chí sau: - Về chất lượng lĩnh hội kiến thức.

- Về năng lực tư duy, kĩ năng thu thập, xử lí thơng tin để thực hiện các lệnh (yêu cầu) trong đề kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)