Quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 36)

Quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST thực chất là quản lý về mục tiêu giáo dục, quá trình giáo dục, quản lý về kế hoạch, đội ngũ, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện HĐGD- NGLL theo hướng TNST.

Theo tiếp cận các chức năng quản lý, có thể xác định nội dung Quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS bao gồm:

1.4.1. Lập kế hoạch HĐGD-NGLL theo hướng TNST

Xây dựng kế hoạch HĐGD- NGLL theo hướng TNST có vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác quản lý, nó chi phối tồn bộ q trình, giúp cho cơng tác của CBQL và người thực hiện có định hướng có mục tiêu cụ thể.

Xây dựng kế hoạch HĐGD-NGLL theo hướng TNST phải xuất phát từ điều kiện thực tế của môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường, thực tiễn của địa phương. Phải đảm bảo mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nội dung của chương trình đảm bảo u cầu, tính thống nhất và liên thông giữa các khối lớp. Nội dung, hình thức tổ chức cần đa dạng, thiết thực có sức thu hút, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của HS. Trong đó, hình thức tổ chức cần tập trung vào: Hoạt động trải nghiệm thực tế, tổ chức sự kiện, tình nguyện,…

Kế hoạch phải mang tính xun suốt, khơng dồn ép và phải có mức độ phù hợp hài hịa với tồn bộ hoạt động chung trong nhà trường. Cần phải xây dựng một chương trình chung cho tồn trường, cụ thể cho từng khối ở các dạng hoạt động với mức độ, yêu cầu khác nhau. Các cơng việc đều có mối quan hệ trực tiếp và chi phối lẫn nhau nên cần thiết kế lộ trình và tiến độ thực hiện phù hợp trong suốt năm học.

1.4.2. Quản lý mục tiêu, nội dung HĐGD-NGLL theo hướng TNST

Quản lý mục tiêu HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS là nhằm đảm bảo các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và mơi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân.

Với mục tiêu HĐGD-NGLL theo hướng TNST là cầu nối nhà trường với thực tiễn cuộc sống, chính vì thế cần phải xác định thực tiễn cuộc sống ở đây bao gồm những gì. Suy cho đến cùng, mọi sự giáo dục là chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện về trí tuệ, văn hóa - đạo đức, cảm xúc và sức khỏe cho một người lao động, một công dân của tương lai.

Quản lý việc thực hiện mục tiêu HĐGD-NGLL theo hướng TNST nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức hoạt động TNST, góp phần thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của bậc học. Người quản lý có nhiệm vụ chỉ đạo cho giáo viên thể hiện được mục tiêu của HĐGD- NGLL theo hướng TNST thông qua các khâu chuẩn bị, tổ chức các hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả.

Quản lý nội dung HĐGD- NGLL theo hướng TNST

Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng định hướng cho HĐGD-NGLL theo hướng TNST tại trường trong từng thời điểm của năm học. Quản lý nội dung chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST là quản lý việc xây dựng chương trình khung tơn trọng tính hệ thống, đảm bảo sự nhất qn và khơng bị trùng lặp.

Chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST phải thể hiện được nội dung hoạt động TNST và phải hướng tới mục tiêu hoạt động TNST. Chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST phải đảm bảo cân đối, phù hợp trong các hoạt động của nhà trường, nếu thời lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học văn hố, ngược lại q ít sẽ khó có được kết quả: hình thành được những phẩm chất đạo đức và kỹ năng cần thiết cho học sinh.

Người quản lý phải chỉ đạo và kiểm tra người dạy thể hiện được các nội dung trong chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST thông qua việc xây dựng và phát triển chương trình, chuẩn bị, tổ chức các hoạt động TNST và đánh giá kết quả của người học.

1.4.3. Chỉ đạo các HĐGD-NGLL theo hướng TNST

Vai trò của CBQL là rất quan trọng trong việc chỉ đạo các lực lượng tổ chức HĐGD-NGLL theo hướng TNST theo một hướng thống nhất cả về nội dung, phương thức, cách thức tổ chức và phối hợp các bộ phận một cách nhịp nhàng ăn khớp, nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường vào quá trình hoạt động.

Trong quá trình chỉ đạo, CBQL cần thường xuyên bám sát, giám sát phát hiện những bất cập, không hợp lý hoặc thiếu về nguồn lực nhất thiết người lãnh đạo phải can thiệp, ra quyết định điều chỉnh uốn nắn kịp thời những lệch lạc hay huy động bổ sung nguồn lực, cũng như có những hình thức động viên khen thưởng kịp thời nhằm phát huy tối đa tính tích cực của các thành viên. Đặc biệt đối với các hoạt động giáo dục có quy mô cấp trường như: tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tham quan dã ngoại, các hoạt động giao lưu, diễn đàn, sinh hoạt chuyên đề, biểu diễn sân khấu hóa, cắm trại, các cuộc thi, hội thi, tổ chức ngày hội, lễ kỷ niệm, sự kiện…Thường được tiến hành thành các phong trào thi đua kế tiếp nhau, khép kín trong suốt năm học.

Chính vì thế, việc chỉ đạo hoạt động này cần được thực hiện theo hướng xây dựng chuẩn mực, đánh giá chung cả quá trình, cải tiến nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS nhằm tạo cho HS hứng thú, tự nguyện tham gia. Phát huy tính tích cực chủ động của HS, xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản của HS, phát huy vai trị tiền phong gương mẫu của Đồn thanh niên, Đội thiếu niên tham gia HĐGD-NGLL theo hướng TNST. Phối hợp với gia đình, các lực lượng ngồi nhà trường động viên mọi thành viên tham gia phát huy những thế mạnh của họ. Chỉ đạo chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện để tiến hành các HĐGD-NGLL theo hướng TNST..

1.4.4. Kiểm tra đánh giá HĐGD-NGLL theo hướng TNST

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó giúp chủ thể quản lý có thơng tin phản hồi chính xác từ đối tượng quản lý, tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trường giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh với các cán bộ quản lý cũng như tạo ra mối liên kết giữa nhà trường với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng.

Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Trong kiểm tra, đánh giá HĐGD-NGLL theo hướng TNST chủ yếu là động viên, khuyến khích học sinh và kết quả là đã đạt được năng lực chưa chứ không chấm điểm. Quản lý khâu kiểm tra đánh giá kết quả HĐGD-NGLL theo hướng TNST cần quán triệt đặc điểm kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Quản lý kiểm tra đánh giá HĐGD-NGLL theo hướng TNST chủ yếu là: - Nghiên cứu các quy định đánh giá kết quả HĐGD-NGLL theo hướng TNST của học sinh. Từ đó, xây dựng, hồn thiện các tiêu chí và định ra mức độ của từng tiêu chí đánh giá.

- Tiến hành đánh giá và so sánh kết quả đánh giá với từng mức độ trong các tiêu chí để có thể đưa ra các quyết định quản lý cần thiết.

- Quản lý giáo viên thực hiện việc đánh giá kết quả HĐGD-NGLL theo hướng TNST của học sinh theo đúng các quy định của các cơ quan quản lý giáo dục.

- Tổ chức hoạt động đánh giá chất lượng và hiệu quả tổ chức các HĐGD-NGLL theo hướng TNST của giáo viên.

- Tổ chức việc tự đánh giá kết quả các HĐGD-NGLL theo hướng TNST của giáo viên và học sinh.

Sau khi kiểm tra đánh giá HĐGD-NGLL theo hướng TNST, chủ thể quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST có kết luận về các kết quả tự đánh

giá đó và có các phương án điều chỉnh nhằm nâng cao kết quả HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)