Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐGD-NGLL theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 67)

2.1.1 .Mục đích và đối tượng khảo sát

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐGD-NGLL theo hướng

TNST ở các trường THCS huyện Hoành Bồ

2.5.1. Ưu điểm

- Từ việc đánh giá, phân tích các kết quả khảo sát có thể thấy các biện pháp quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hồnh Bồ đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

- Cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐGD-NGLL theo hướng TNST đối với quá trình hình thành phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh.

- Cán bộ quản lý triển khai và thực hiện đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Phòng, Sở GD&ĐT về HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

- Tùy theo đặc điểm, tình hình, điều kiện thực tế của từng trường đã có những hoạt động phù hợp thu hút sự tham gia của học sinh.

- Công tác kiểm tra đánh giá cơ bản có sự chỉ đạo thống nhất từ Ban giám hiệu tới các tổ nhóm chun mơn và toàn thể giáo viên trong các trường THCS trên địa bàn huyện.

2.5.2. Hạn chế

- Vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhận thức chưa đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của HĐGD-NGLL theo hướng TNST đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của HS. Một số giáo viên chỉ chú tâm vào việc truyền thụ các tri thức khoa học và bỏ qua hoàn toàn việc tổ chức HĐGD-NGLL theo hướng TNST cho HS. Một số khác ngại khó nên khơng đầu tư tổ chức HĐGD-NGLL theo hướng TNST theo đúng kế hoạch mà chỉ thực hiện đối phó khi BGH kiểm tra.

- Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức cho giáo viên, học sinh cịn bị xem nhẹ, chưa được đầu tư. Do đó kỹ năng tổ chức HĐGD- NGLL theo hướng TNST của giáo viên bị hạn chế nên họ thường bám sát nội dung hướng dẫn của sách giáo viên. Các em học sinh ở trạng thái bị động, khơng có cơ hội tự mình thiết kế, điều khiển hoạt động theo ý tưởng của cá nhân.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức HĐGD-NGLL theo hướng TNST còn chưa thống nhất. Nhiều trường chưa phát huy được sức mạnh của phụ huynh học sinh, chưa mở rộng phạm vi hoạt động và giao lưu với các lực lượng bên ngoài nhà trường.

- Việc sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy còn nhiều thiếu thốn. Kinh phí dành cho HĐGD-NGLL theo hướng TNST cịn chưa thực sự thỏa đáng; một số trường khơng có phịng chức năng...

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên về HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS chưa cao nên chưa đầu tư đúng mức cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động hiệu quả. Ở các trường hầu như đều chưa có sự kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên và kịp thời để điều chỉnh những tồn tại và phát huy những ưu điểm.

- Giáo viên và học sinh còn bị áp lực về thi cử và chất lượng của các bộ mơn văn hóa nên chưa thực sự đầu tư cho hoạt động này. Đa số đều thực hiện và tham gia một cách qua loa, hình thức mà chưa quan tâm đến chất lượng của hoạt động.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hết tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

- Hình thức hoạt động chưa phong phú, nội dung nghèo nàn, chưa phù hợp với nguyện vọng nên chưa lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn đối với học sinh. Nhà trường chưa dành nhiều kinh phí cho hoạt động, ngại tốn kém. Tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, việc kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.

- Phần lớn giáo viên thực hiện HĐGD-NGLL theo hướng TNST không được đào tạo nghiệp vụ tổ chức mà đôi khi mới được bồi dưỡng chuyên đề nên kỹ năng tổ chức hoạt động rất hạn chế.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

- HĐGD-NGLL theo hướng TNST là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh, góp phần giáo dục tồn diện nhưng trên thực tế chưa thực sự là một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá thi đua của các trường. Việc đánh giá nhà trường, đánh giá giáo viên, học sinh chủ yếu căn cứ vào kết quả của hoạt động dạy - học nên các trường chỉ quan tâm đến chất lượng dạy học mà ít quan tâm đến HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

- Chuẩn kiểm tra đánh giá, khen thưởng cho hoạt động này chưa rõ ràng, chưa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu giữa các trường có phong trào HĐGD-NGLL theo hướng TNST tốt và các trường thực hiện chưa tốt.

Thời gian của giáo viên và học sinh dành cho hoạt động này chưa nhiều, dẫn đến hình thức hoạt động chưa phong phú, nội dung chưa hấp dẫn. Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến HĐGD-NGLL theo hướng TNST nên không tạo điều kiện để các em hoạt động mà chỉ ép các em học các môn văn hóa.

-------------------------- Tiểu kết chương 2

Từ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; qua điều tra lấy ý kiến của các đối tượng khảo sát, đề tài đã nêu bật được những ưu điểm đồng thời đã chỉ rõ những hạn chế từ nhận thức về mục tiêu, nội dung HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

Về cơ bản, HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ vẫn chưa được chỉ đạo một cách đồng đều, chưa được đông đảo các lực lượng giáo dục xác định là trọng tâm của nhà trường, do đó chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy cần khắc phục những hạn chế nêu trên trong việc HĐGD-NGLL theo hướng TNST và có những biện pháp quản lý một cách hợp lý, khoa học để hoạt động này thực sự phát huy vai trị hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội... cũng như các tiềm năng sáng tạo của cá nhân học sinh.

Do vậy, trong những năm tới, cần phải đưa ra một số biện pháp quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở các trường THCS huyện Hoành Bồ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông và thực hiện tốt các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HOÀNH BỒ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)