9. Cấu trúc luận văn
1.2. Thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
1.2.1. Nội dung điều tra, khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng dạy và học mơn Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát để có thể rút ra được những kết luận khách quan, chính xác về thực trạng triển khai bài dạy môn Lịch sử ở trường phổ thơng nói riêng và thực trạng dạy học mơn Lịch sử nói chung.
Do điều kiện về thời gian, việc tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng triển khai bài dạy môn Lịch sử được tiến hành chủ yếu ở các trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố là Hà Nội (THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm),Vĩnh Phúc (THPT Bình Sơn), Bắc Giang (THPT Ngơ Sỹ Liên) (Phụ lục 1a, 1b).
Về phương pháp tiến hành, chúng tôi chủ yếu tập trung phỏng vấn một số giáo viên, học sinh; điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến dành cho giáo viên, học sinh tại các trường THPT ở các địa bàn nêu trên.
Đối với giáo viên: nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn
đề cơ bản sau:
- Quan niệm của giáo viên về vai trò, sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch dạy học;
- Các bước triển khai khi tiến hành bài học của giáo viên;
- Vai trò và mức độ thường xuyên phân tích nhu cầu cũng như lấy ý kiến phản hồi của học sinh trong quá trình xây dựng và triển khai bài dạy;
- Những khó khăn của giáo viên trong việc triển khai quy trình dạy học ...
Đối với học sinh: nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
- Mức độ u thích mơn Lịch sử của học sinh;
- Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử của giáo viên trong giờ học;
- Mức độ hứng thú của học sinh đối với các phương pháp dạy học mà giáo viên đã triển khai;
- Quy trình triển khai bài dạy trên lớp của giáo viên;
- Mức độ thường xuyên tạo cơ hội cho học sinh tự kiểm tra đánh giá trong giờ học;
- Mức độ thường xuyên lấy ý kiến của học sinh trước khi tiến hành bài học và ý kiến phản hồi của học sinh sau khi kết thúc giờ học để cái tiến cho bài dạy của giáo viên;