9. Cấu trúc luận văn
1.2. Thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
1.2.2. Kết quả điều tra khảo sát
Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến đối với 17 GV và 160 HS, qua phân tích, tổng hợp chúng tơi thu được kết quả như sau:
Về phía giáo viên, 76.5% giáo viên được khảo sát đều nhận thức rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch dạy học đối với việc dạy học nói chung, dạy học mơn Lịch sử nói riêng như: đảm bảo cho hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học có được mục đích rõ ràng; giáo viên lên lớp chủ động, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, nâng cao chất lượng giờ học…Tuy nhiên, một bộ phận khơng nhỏ giáo
viên vẫn cịn có những quan niệm chưa đúng về vai trò của công việc xây dựng kế hoạch dạy học trước khi tiến hành bài học. Có tới 23.5% ý kiến giáo viên cho rằng, việc xây dựng kế hoạch dạy học trước khi tiến hành bài học là việc làm khơng cần thiết. Giáo viên vẫn có thể lên lớp một cách bình thường mà khơng cần phải có sự chuẩn bị từ trước.
Về các bước tiến hành trong quy trình dạy học, 94.1% giáo viên được hỏi triển khai quy trình dạy học của mình theo trình tự: xác định loại bài, vị trí, mục tiêu bài học; xây dựng đề cương và viết giáo án. Chỉ có 5.9 % giáo viên quan tâm đến khâu phân tích nhu cầu học sinh trước bài học và lập kế hoạch đánh giá cải tiến sau khi kết thúc giờ học trong quy trình dạy học của mình.
Đặc biệt, mặc dù phần lớn giáo viên cho rằng khâu phân tích nhu cầu học sinh trước khi tiến hành bài dạy và đánh giá cải tiến sau giờ học là rất cần
thiết (71%) nhưng khi được hỏi về mức độ thường xuyên phân tích nhu cầu
học sinh trước khi xây dựng kế hoạch bài dạy và lấy ý kiến phản hồi sau khi kết thúc bài học thì chỉ có 23.5% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện công việc này. Số giáo viên thường xuyên tiến hành cơng việc này chỉ có 11.7%.
Bảng 1.1. Mức độ tthƣờng xuyên phân tích nhu cầu HS và lấy ý kiến phản hồi sau giờ học của GV
Mức độ Số phiếu Tỉ lệ %
Thường xuyên 2 11.7
Thỉnh thoảng 4 23.5
Chưa bao giờ 11 64.8
Những kết quả thu được ở trên cho thấy, trong thực tế giảng dạy lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch dạy học trước khi tiến hành bài học vẫn chưa được các giáo viên quan tâm, chú ý đúng mức.
Việc xây dựng kế hoạch dạy học nhiều khi cịn mang nặng tính giáo điều, chỉ thể hiện ở việc soạn giáo án mà chưa có sự điều chỉnh, cải tiến phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Chính điều đó làm cho giáo viên chưa chủ động trong giờ dạy của mình, làm giảm hiệu quả bài học, dẫn đến tình trạng học sinh cảm thấy khó tiếp thu và học lịch sử một cách khó khăn, kém đi sự hấp dẫn, hứng thú.
Bên cạnh việc khảo sát thực trạng xây dựng quy trình dạy học môn Lịch sử bằng phiếu điều tra đối với giáo viên, chúng tơi cịn có cơ hội quan sát, dự giờ của một số giáo viên dạy môn Lịch sử. Qua quan sát, dự giờ, đặc biệt là được trực tiếp tham khảo một số giáo án của giáo viên, kết hợp với phiếu thăm dị ý kiến học sinh, chúng tơi có thể đưa ra nhận xét bước đầu về về công tác xây dựng và triển khai quy trình dạy học của giáo viên ở các trường THPT hiện nay như sau:
* Về việc xác định nhu cầu và phong cách học tập của học sinh
Phần lớn giáo viên chưa thấy được ý nghĩa của khâu xác định nhu cầu và phong cách học tập của học sinh. Việc xây dựng quy trình dạy học chỉ được tiến hành dựa trên mục tiêu, nội dung cơ bản được quy định trong chuẩn kiến thức kỹ năng. Vì vậy, trong quá trình triển khai bài dạy của mình, giáo viên chưa phân hóa được nội dung trên cơ sở đặc điểm của các nhóm đối tượng khác nhau trong lớp, chưa tạo được hứng thú và động cơ học tập cho học sinh.
* Về việc xác định mục tiêu bài học
Hầu hết các giáo viên đã xác định được những yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài học. Cụ thể:
- Mục tiêu kiến thức: xác định đúng các kiến thức trọng tâm, cơ bản cần đạt theo yêu cầu của bài học trên cơ sở định hướng của sách giáo viên, bám sát chuẩn kiến thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Mục tiêu kỹ năng: xác định được các kỹ năng cơ bản mà học sinh cần đạt theo yêu cầu của bài học trên cơ sở định hướng của sách giáo viên, bám sát chuẩn kỹ năng quy định.
- Mục tiêu thái độ: xác định đúng ý thức, thái độ cần giáo dục học sinh thông qua bài học.
Mặc dù, đã chỉ ra được những mục tiêu cơ bản cần đạt của học sinh sau khi học xong bài học về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, song phần lớn các mục tiêu mà giáo viên xác định đều chưa rõ ràng, chi tiết và có thể lượng hóa được. Các mục tiêu cịn được xác định một cách chung chung, sử dụng các từ ngữ khơng lượng hóa và khó có thể quan sát được. Đặc biệt, các mục tiêu mà giáo viên xác định chưa có sự phân hóa, chỉ dừng lại ở bậc 1 với những yêu cầu đơn giản mà chưa có sự định hướng tư duy bậc cao cho học sinh trong q trình học tập. Có thể dẫn ra minh chứng về việc xác định mục tiêu bài học trong lĩnh vực kiến thức của kế hoạch bài dạy “Bài 4 - Các quôc
gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rô-ma (Lịch sử 10, chương trình chuẩn)”
(trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc) như sau:
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển với chế độ chiếm nô.
- Từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ - cộng hòa.
Căn cứ vào các yêu cầu đặt ra đối với việc xác định mục tiêu bài học, có thể nhận thấy rất rõ là một bộ phận khơng nhỏ các giáo viên hiện nay cịn chưa biết cách xác định mục tiêu bài học một cách rõ ràng, chi tiết, cụ thể, chưa sử dụng các động từ có thể lượng hóa hay đo đếm được.
* Về chuẩn bị phương tiện và tài liệu dạy học
Giáo viên đã xác định được những tài liệu tham khảo, các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết để sử dụng, phục vụ cho bài giảng. Các tài liệu dạy học mà giáo viên chuẩn bị phù hợp với nội dung và đặc thù kiến thức của
từng bài, tạo ra được sự hứng thú và hỗ trợ nhất định cho việc học của học sinh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, các tài liệu dạy học mà giáo viên chuẩn bị chưa đa dạng, phong phú. Tài liệu mà giáo viên sử dụng để triển khai bài dạy của mình đơi khi chỉ dừng lại và bó hẹp trong sách giáo khoa. Rất ít tài liệu tham khảo có nội dung ngồi sách giáo khoa hỗ trợ cho việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Trong tổng số 160 em học sinh được hỏi về việc cung cấp các tài liệu tham khảo trong giờ học, có tới 89,2 % cho biết chỉ
thỉnh thoảng các em mới được giáo viên cung cấp các tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa. Điều đó cho thấy, phần lớn các giáo viên chưa có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo về tài liệu dạy học phục vụ cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bài học.
Về phương tiện dạy học, giáo viên chủ yếu sử dụng phấn, bảng kết hợp với việc sử dụng các loại tranh ảnh bản đồ có trong sách giáo khoa. Ngay cả tranh ảnh, lược đồ có trong sách giáo khoa nhiều khi cũng chưa được giáo viên tận dụng, khai thác một cách triệt để và phục vụ hiệu quả cho bài dạy. Nhiều giáo viên chỉ sử dụng nó để minh họa cho nội dung kiến thức bài dạy của mình.
* Về tổ chức các hoạt động dạy và học
Nhìn tổng thể, kế hoạch dạy học của các giáo viên thiết kế đã thể hiện khá rõ ràng các hoạt động dạy và học của thầy và trò trong giờ học như: kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, sơ kết bài học…
Tuy nhiên, kế hoạch dạy học chưa thể hiện được những thao tác cụ thể của giáo viên và học sinh dự kiến diễn ra trong giờ học. Do vậy, khi tiến hành bài giảng, chủ yếu diễn ra dưới dạng thuyết trình (truyền thụ) những nội dung đã được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh lắng nghe và ghi chép, làm mất đi khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của các em.
Mặc dù có xác định mục tiêu trong bản kế hoạch của mình, song trong quá trình triển khai các hoạt động dạy và học, giáo viên hầu như không cung
cấp hoặc chưa chỉ ra cho học sinh của mình hiểu rõ các mục tiêu của bài học. Điều đó đã gây khó khăn cho các em trong việc lựa chọn nội dung kiến thức bài học để ghi nhớ, tiếp thu.
Nội dung kiến thức bài học thể hiện trong bản kế hoạch đảm bảo tính chính xác, khoa học, có hệ thống, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh THPT. Tuy nhiên, những nội dung kiến thức mà giáo viên triển khai còn trừu tượng, chưa được cụ thể, chi tiết hóa, trực quan hóa một cách tối đa. Đặc biệt các kiến thức trong mà giáo viên triển khai chưa bám sát các nhóm đối tượng học sinh trong lớp, tức là chưa tính đến sự đa dạng và đáp ứng sự phân hóa của người học.
Các phương pháp mà giáo viên sử dụng khá phù hợp với đặc trưng, mục tiêu và nội dung bài học, tuy nhiên chưa đa dạng, phong phú, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. Qua khảo sát ý kiến của 160 học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc. Bắc Giang… chúng tôi thu được kết quả về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử của giáo viên như sau:
Bảng 1.2. Mức độ thƣờng xuyên sử dụng các PPDH lịch sử trong giờ học của GV
PPDH lịch sử Số phiếu Tỉ lệ % Thuyết trình 75 47 Vấn đáp 38 23.8 Thảo luận 22 13.5 Trực quan 14 9.0 Nêu vấn đề 11 6.7
47.00% 23.80% 13.50% 9.00% 6.70% Thuyết trình
Vấn đáp Thảo luận Trực quan Nêu vấn đề
Hình 1.1. Biểu đồ so sánh mức độ sử dụng PPDH lịch sử của GV
Như vậy, qua quan sát biểu đồ, có thể thấy rằng, phần lớn giáo viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình và vấn đáp trong giờ học, chưa chú ý và
quan tâm đúng mức tới các phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thảo luận, nêu vấn đề, trực quan… Điều này cho thấy, kiến thức lịch sử mà học sinh thu nhận được chủ yếu thông qua truyền thụ một chiều từ phía giáo viên. Học sinh khơng có nhiều cơ hội để phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh. Đây chính là một trong những lý do làm cho học sinh dần cảm thấy nhàm chán, khó khăn đối với việc học mơn Lịch sử.
Về hình thức tổ chức dạy học, các giáo viên đã lựa chọn và thể hiện rõ các hình thức tổ chức dạy học cho học sinh hoạt động ứng với mỗi nội dung dạy học, giúp học sinh khai thác, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới và ôn tập, củng cố kiến thức đã học. Với các nội dung khó, mới, giáo viên dành thời
gian để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức trên lớp. Với các nội dung đơn giản, có thể tự học, tự nghiên cứu, giáo viên giao nhiệm vụ để học sinh về nhà tự hồn thành.
Các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong giờ học được giáo viên thiết kế, lựa chọn chưa đa dạng, phong phú chủ yếu diễn ra dưới hình thức giáo viên hỏi, học sinh trả lời, ít tạo cơ hội thực hành cho người học. Hơn nữa, khi triển khai lại chưa kịp thời, chưa khuyến khích, tạo động lực cho người học, đáp ứng được yêu cầu về mặt phân hóa cũng như chưa đem đến sự hài lịng từ phía người học.
Qua quan sát, dự giờ chúng tôi cũng nhận thấy việc phân bố thời gian trong giờ học của giáo viên là tương đối hợp lý đối với từng nội dung cụ thể. Các phần kiến thức trọng tâm được tập trung thời gian nhiều hơn. Tuy nhiên, giáo viên cịn dành ít thời gian cho việc sơ kết, củng cố bài học đặc biệt là chưa dành thời gian để lấy ý kiến phản hồi của học sinh trong giờ học hay sau khi kết thúc giờ học. 92.8% học sinh được hỏi ý kiến đều cho rằng giáo viên của mình chưa bao giờ lấy ý kiến phản hồi sau giờ học hay điều tra nhu cầu học sinh trước khi tiến hành bài học mới. Việc phân tích nhu cầu trước bài học hay lấy ý kiến phản hồi sau giờ học là việc làm hết sức quan trọng. Điều tra nhu cầu trước bài học sẽ giúp giáo viên đưa ra được các chiến lược dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm các đối tượng học sinh khác nhau. Đánh giá cải tiến sẽ đưa ra được những thông tin cần thiết giúp cho việc dạy học hiệu quả hơn ở những bước hay bài dạy tiếp theo.
1.2.3. Yêu cầu đặt ra từ thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông
Như vậy, qua phân tích, đánh giá việc xây dựng kế hoạch và triển khai bài dạy môn Lịch sử ở một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, chúng ta có thể thấy rằng, thực trạng triển khai quy
trình dạy học mơn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, bên cạnh những việc đã làm tốt, còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:
- Thứ nhất, việc xác định mục tiêu bài học chưa cụ thể, rõ ràng và chi
tiết. Các mục tiêu mà giáo viên xác định còn chung chung và chưa lượng hóa được. Hơn nữa, trong tiến trình giờ dạy của mình, hầu hết các giáo viên chưa thơng báo tới học sinh các mục tiêu mà học sinh cần đạt trước khi bắt đầu bài học. Vì vậy, học sinh chưa có định hướng rõ ràng cho việc học tập.
- Thứ hai, các phương pháp dạy học mà giáo viên triển khai chưa đa
dạng, phong phú, chưa đáp được các phong cách học tập khác nhau cũng như chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
- Thứ ba, các phương tiện và tài liệu dạy học mà giáo viên sử dụng
trong bài dạy cũng chưa phong phú, đa dạng. Một số phương tiện, tài liệu trong sách giáo khoa như tranh ảnh, lược đồ… còn chưa được các giáo viên sử dụng một cách triệt để theo chiều hướng phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Điều đó làm hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin của các em, giảm sự hứng thú, hấp dẫn đối với mơn học.
- Thứ tư, các hình thức kiểm tra đánh giá việc đạt mục tiêu dạy học của giáo viên đơi khi cịn mang tính chất hình thức, giáo điều, chưa kịp thời, khuyến khích và tạo động lực cho người học, vì sự tiến bộ của người học.
- Thứ năm, trong quá trình xây dựng quy trình dạy học, giáo viên chưa
quan tâm và dành thời gian cho việc phân tích, điều tra nhu cầu trước khi tiến hành bài dạy hay thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi để đánh giá cải tiến tốt