9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực nghiệm sư phạm
2.3.5. Tiến trình thực nghiệm
2.3.5.1. Tiến trình giờ học đối chứng
Chúng tơi đã tiến hành dạy đối chứng tại lớp 10A2 vào tiết 4, buổi sáng ngày thứ Bảy (13/10/2012), triển khai giờ dạy theo kế hoạch bài dạy thông thường.
Vào giờ học, giáo viên giới thiệu bài mới và những nội dung kiến thức cơ bản của bài học, tổ chức và triển khai các hoạt động để nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học.
Để đạt được các mục tiêu mà bài học nêu ra, giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, sử dụng câu hỏi và bài tập lịch sử. Hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ học là giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra. Với một số nội dung cần thiết sử dụng tranh ảnh, lược đồ, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét. Cuối bài học, giáo viên tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà.
Trước khi kết thúc giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh làm một bài tập trắc nghiệm nhanh trong khoảng thời gian 10 phút để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài học của các em.
Với kiểu giáo án thứ nhất, giáo viên đã việc triển khai giờ học theo kế hoạch bài dạy được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở ý tưởng của giáo viên mà không xem xét tới việc phân tích nhu cầu người học để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau trong lớp.
2.3.5.2. Tiến trình giờ học thực nghiệm
Giờ học thực nghiệm được tiến hành vào tiết 1, buổi sáng ngày thứ Bảy (13/10/2012) tại lớp 10A1. Kế hoạch bài dạy mà giáo viên sử dụng trong giờ được xây dựng trên cơ sở phân tích nhu cầu người học để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau.
Trước khi kết thúc bài học trước, giáo viên đã giao bài tập về nhà yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập để kiểm tra mục tiêu bậc 1 cùng việc chuẩn bị bài ở nhà của các em.
Vào giờ học, để giới thiệu bài mới, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức lịch sử đã học ở Bài 3 - Các quốc gia cổ đại phương Đơng, từ đó hướng dẫn các em liên hệ đến nội dung kiến thức bài
mới.
Trong giờ học, giáo viên cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau bao gồm: thuyết trình kết hợp sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu, bảng biểu; phương pháp Graph; thảo luận nhóm. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học sử dụng trong bài được giáo viên thiết kế trên cơ sở điều chỉnh (trong điều kiện có thể) sao cho phù hợp với trình độ, năng lực và mong muốn của từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp một cách tối đa. Các phương pháp mà giáo viên chọn lựa dựa trên cơ sở việc xác đinh vị trí, mục tiêu bài học đã đề ra.Với các nội dung kiến thức được nhiều học sinh quan tâm hoặc có hứng thú như: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán, Sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường, chúng tôi dành thêm thời gian (khoảng 5 phút) để đặt thêm một số câu hỏi và khuyến khích các em khá, giỏi trong lớp trả lời cho điểm thưởng. Với các học sinh chậm tiếp thu hoặc thiếu tự tin, trong giờ học, chúng tôi tạo nhiều cơ hội để các em được lựa chọn cho mình nhiệm vụ phù hợp, tham gia trả lời và trình bày nhiều hơn các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần -
Hán, chúng tôi cũng đã thiết kế và cung cấp cho các em công cụ hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện để các em được tham gia vào chính q trình kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá.
Bên cạnh đó, trong q trình tiến hành bài học, chúng tơi cịn cung cấp cho các em thêm một số tài liệu tham khảo và trang web học tập liên quan đến các nội dung mà các em quan tâm, hứng thú để các em có thể tham khảo, tìm hiểu sâu hơn.
Trong phần sơ kết, củng cố bài học, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành biểu đồ K - W - L và làm một bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh trong vòng 10 phút để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài học của các em.
Trước khi kết thúc giờ học, giáo viên tiến hành lấy ý kiến của học sinh sau giờ học thông qua hình thức phiếu phản hồi ý kiến. Những thơng tin thu được của phiếu được giáo viên thu thập, lưu giữ và là cơ sở để cải tiến, điều chỉnh hoạt động dạy học của mình trong những bài dạy tiếp theo.