Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn lịch sử ở trường trung học phổ thông (phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 65 - 121)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực nghiệm sư phạm

2.3.6. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm sư phạm được thể hiện trên ba phương diện:

Thứ nhất: kết quả thăm dị ý kiến thơng qua việc quan sát, dự giờ của

các giáo viên bộ môn.

Thứ hai: ý kiến phản hồi của học sinh về giờ dạy được thể hiện trên

các tiêu chí về khơng khí giờ học, sự phù hợp của các phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với phong cách, kiểu học của các em, về mức độ được tham gia lấy ý kiến phản hồi của học sinh sau giờ học.

Thứ ba: đánh giá dựa trên kết quả bài kiểm tra mức độ đạt mục tiêu

cuối giờ học.

Trên cơ sở phân tích, chúng tơi thu được kết quả như sau:

Tiết dạy thực nghiệm của chúng tơi có sự tham gia dự giờ của một số giáo viên bộ mơn Lịch sử. Để có thể thu thập được các ý kiến đánh giá về giờ dạy, chúng tôi đã sử dụng phiếu đánh giá giờ dạy theo chương trình tập huấn của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge (Phụ lục 1e). Về cơ bản, ý kiến nhận xét của giáo viên tập trung trên các phương diện: kế hoạch dạy học, nội dung dạy học, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học, các hình thức, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, nguồn học liệu, phương tiện dạy học và môi trường học tập.

Thông qua kết quả xử lý số liệu phiếu điều tra và qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên dự giờ, chúng tơi nhận thấy, nhìn chung, tiết dạy thực nghiệm đã đảm bảo được tính chính xác, khoa học về kiến thức, đảm bảo được những mục tiêu kiến thức đã đặt ra. Do đã chuẩn bị kế hoạch bài dạy một cách chu đáo, kỹ càng nên người dạy đã thể hiện được sự chủ động, tự tin khi đứng lớp, triển khai các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, gây hứng thú và sự chú ý của học sinh vào bài học.

Nội dung dạy học được giáo viên cấu trúc phù hợp trên cơ sở nội dung kiến thức đã có trong sách giáo khoa và được chi tiết hóa, trực quan hóa một cách tối đa. Đặc biệt, khi triển khai nội dung kiến thức, giáo viên đã tính đến sự đa dạng của học sinh trong lớp học, đáp ứng sự phân hóa. Ngồi những nội dung kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa, giáo viên cịn có sự liên hệ, mở rộng nâng cao với nhiều thông tin thú vị, hấp dẫn, gắn với thực tế.

Các hình thức và phương pháp dạy học mà giáo viên đã lựa chọn tổ chức trong tiết học thực nghiệm khá phong phú, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau được triển khai một cách logic, phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học, tạo cơ hội thực hành cho người học và điều quan trọng là thu hút được sự tham gia tích cực của người học vào bài học.

Hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên thiết kế và triển khai trong giờ dạy cũng được đánh giá là đa dạng, phong phú. Việc cung cấp các công cụ hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá cho học sinh cũng làm cho các em cảm thấy hứng thú, phát huy được tính tích cực chủ động và tạo ra mơi trường học tập thân thiện, công bằng.

Về các tài liệu tham khảo, các giáo viên và giáo sinh quan sát, dự giờ đều cho rằng, các tài liệu mà chúng tôi sử dụng trong giờ học khá đa dạng, phong phú, bám sát, phù hợp với nội dung bài học, có tác dụng kích thích sự tham gia của người học và hỗ trợ tối đa cho việc tự học của học sinh.

Tóm lại, sau khi quan sát giờ học thực nghiệm, các giáo viên đều cho rằng, giờ học thực nghiệm được triển khai một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Điều đó thể hiện sự chuẩn bị chu đáo trong khâu thiết kế kế hoạch bài dạy của giáo viên. Đặc biệt các hoạt động, các phương pháp và hình thức tổ chức triển khai cũng như kiểm tra, đánh giá và các tài liệu, thiết bị dạy học đều có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, phong cách và khả năng của từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp. Cuối giờ học, giáo viên còn thu thập những ý kiến phản hồi từ chính học sinh để làm cơ sở cải tiến cho bài dạy lần sau của mình. Đây là những điểm mới trong thiết kế và triển khai kế hoạch bài dạy mà trước đây trong khi xây dựng kế hoạch bài dạy, các giáo viên chưa chú ý đến. Được học tập trong môi trường như vậy, học sinh sẽ cảm thấy được tham gia vào chính bài dạy mà giáo viên thiết kế, kích thích, lơi cuốn sự tham gia của các em, làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn.

2.3.6.2. Kết quả bài kiểm tra nhanh

Vào cuối giờ học của cả hai tiết dạy đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi đều cho hai lớp làm bài kiểm tra nhanh với hình thức trắc nghiệm khách quan trong vòng 10 phút nhằm củng cố kiến thức và kiểm tra mức độ đạt mục tiêu của học sinh (Phụ lục 4).

Đề kiểm tra được ra giống nhau đối với hai lớp, bám sát những nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Công việc kiểm tra được tiến hành một cách nghiêm túc dưới sự quan sát của giáo viên giảng dạy và các giáo viên của tổ bộ môn. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra lớp 10A1 và 10A2

Lớp Điểm

Số HS

4 5 6 7 8 9 10

10A1 50 1 3 8 7 16 3 12

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra lớp 10A1 và 10A2 (theo nhóm điểm và tỷ lệ %) Nhóm điểm Lớp đối chứng 10A2 (45 HS) Lớp thực nghiệm 10A1 (50 HS) Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Giỏi (9 - 10) 2 4.4% 15 30% Khá ( 7 - 8) 25 55.6 % 23 46% TB ( 5 - 6) 17 37.8 % 11 22% Yếu (3 – 4) 1 2.2 % 1 2%

Giỏi Khá TB Yếu 30% 46% 22% 2% 4.40% 55.60% 37.80% 2.20% 10 D3 10 A5

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra hai lớp 10A1 và 10A2

Như vậy qua hai bảng thống kê và biểu đồ so sánh trên, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt về kết quả kiểm tra giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Với lớp đối chứng 10A2, kết quả bài kiểm tra cho thấy, số điểm phân bố từ điểm 4 đến điểm 10. Trong đó chủ yếu là điểm Khá và TB, số điểm Giỏi rất ít (4.4%). Cịn ở lớp thực nghiệm 10A1, điểm số cũng được phân bố từ điểm 4 đến điểm 10, trong đó chủ yếu là điểm Khá và Giỏi (30% điểm Giỏi).

Để tính điểm trung bình kiểm tra của một lớp và kiểm tra mức độ tin cậy về giá trị điểm số bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi sử dụng phần mền SPSS (phiên bản 16.0). Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3. Điểm trung bình và độ tin cậy của bài kiểm tra

Lớp

Điểm trung bình Độ tin cậy

Đối chứng 10A2 7.82

0.01

Thực nghiệm 10A1 6.82

Như vậy, điểm trung bình của lớp thực nghiệm 10A1 là 6.82, còn

điểm trung bình của lớp đối chứng 10A2 là 7.82. Độ tin cậy là 0.01 < 0.05. Điều này chứng tỏ, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp

đối chứng và kết quả kiểm tra ở cả hai lớp là hoàn toàn đáng tin cậy và có giá trị. Kết quả trên đã chứng minh, với việc xây dựng kế hoạch dạy học trên cơ sở vận dụng các bước của quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế sẽ giúp cho giáo viên chủ động hơn trong giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh hơn cách dạy theo kế hoạch bài dạy thông thường. Với số điểm giỏi cao hơn cũng như kết quả điểm trung bình cao hơn đã chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm thu nhận được kiến thức sâu sắc hơn, vững chắc hơn. Bài dạy của giáo viên ở lớp thực nghiệm đạt hiệu quả hơn.

2.3.6.3. Ý kiến phản hồi của học sinh

Kết thúc giờ học ở hai lớp, chúng tôi đã phát phiếu điều tra để thu thập ý kiến của học sinh. Qua phân tích, tổng hợp, chúng tơi cũng đã thu được kết quả như sau:

Về cảm nhận khơng khí giờ học của học sinh, ở lớp dạy thực nghiệm, có tới 86% học sinh cho rằng khơng khí giờ học diễn ra sôi nổi.

lại, ở lớp dạy đối chứng, chỉ có 48,8% số học sinh đồng ý với ý kiến buổi

học diễn ra sôi nổi, hào hứng. Cịn lại, có tới 50.1% số học sinh cho rằng giờ học diễn ra trong khơng khí bình thƣờng.

Điều đó cho thấy, việc giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy một cách chu đáo, có tính đến nhu cầu của người học để có được những điều chỉnh phù hợp với người học, đáp ứng các phong cách học tập khác nhau sẽ tạo ra được sự hứng thú, hấp dẫn và thu hút các em vào giờ học hơn. Việc lôi cuốn được học sinh vào giờ học sẽ tạo cơ hội cho các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả, được rèn luyện những kỹ năng cần thiết đối với môn học, đặc biệt là đối với một môn học mà chủ yếu là các sự kiện như môn học Lịch sử.

Về nội dung kiến thức bài học, khi được hỏi “Các nội dung kiến thức mà giáo viên triển khai trong giờ dạy học có hướng tới nội dung mà em quan tâm không”, ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng, phần lớn

câu trả lời thu được lời là Có, tuy nhiên mức độ đồng ý với ý kiến trên có sự chênh lệch, khác nhau giữa hai lớp. Điều đó được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.4. Ý kiến phản hồi của HS về các nội dung kiến thức GV triển khai trong giờ học

Giờ học đối chứng - Lớp 10A2 (45 HS) Giờ học thực nghiệm - Lớp 10A1 (50 HS) Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % 34 75.6% 46 92% Không 11 24.4% 4 8%

Về việc sử dụng các phương pháp dạy học, các hình thức kiểm tra, đánh giá, chúng tôi cũng thu được kết quả ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm như sau:

Bảng 3.5. Ý kiến phản hồi của HS về các PPDH GV sử dụng trong giờ học Tiêu chí Giờ học đối chứng - Lớp 10A2 (45 HS) Giờ học thực nghiệm - Lớp 10A1 (50 HS) Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Đa dạng, phù hợp với cách học, kiểu học của em 29 64.4% 45 90%

Hấp dẫn, thu hút sự chú ý tham gia

của em vào giờ học 30 66.6% 36 72%

Tạo cơ hội thực hành cho em

Bảng 3.6. Ý kiến phản hồi của HS về các hình thức, PP kiểm tra, đánh giá trong giờ học Tiêu chí Giờ học đối chứng - Lớp10A2 (45 HS) Giờ học thực nghiệm - Lớp 10A1 (50 HS) Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Sử dụng đa dạng, phong phú các hình thức KTĐG 36 80% 44 88% Phù hợp với sở thích, khuyến khích, tạo động lực

cho em trong việc học tập 20 44.4% 47 94%

Về các tài liệu tham khảo, khi trả lời câu hỏi: Các tài liệu tham khảo mà giáo viên sử dụng trong giờ học có hấp dẫn, tạo hứng thú trong học tập cho em không?, ở lớp dạy đối chứng, chúng tôi chỉ thu được số phiếu đồng ý phương án trả lời Có là 29/45 phiếu (chiếm 64,4%), nhưng ở lớp thực nghiệm số phiếu đồng ý với phương án Có lên tới 43/50 phiếu

cầu người học trước khi xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên là công việc cần thiết, nên làm để tạo ra hứng thú cho học sinh trong giờ học.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 đã đề xuất một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào dạy học Phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn. Trong chương này, chúng tơi cũng đã vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế để xây dựng Bảng kế hoạch dạy học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn và thiết kế kế hoạch dạy học cho Bài 5 và Bài 10.

Trên cơ sở đề xuất một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học một bài cụ thể, chúng tôi đã lựa chọn lớp 10A1 của trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc làm đối tượng thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.

Quá trình thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào dạy học lịch sử đem lại hiệu quả trong việc triển khai bài dạy trên lớp của giáo viên. Xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình trên sẽ giúp cho giáo viên chủ động hơn, tự tin trong khi triển khai bài giảng. Hơn nữa, ưu điểm của nó cịn được thể hiện ở việc giáo viên triển khai giờ dạy trên cơ sở phân tích nhu cầu và đánh giá cải tiến sau mỗi giờ dạy, để có sự điều chỉnh bài dạy của mình phù hợp với nhu cầu, sở thích, trình độ cũng như năng lực hiện tại của học sinh, đưa ra được những cơng cụ, hình thức giúp đỡ những học sinh còn yếu, kém, tạo thuận lợi

cho việc tiếp thu kiến thức và lôi cuốn học sinh tham gia vào giờ học một cách tích cực.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế trong dạy học lịch sử là rất khả thi trong việc triển khai cần được áp dụng rộng rãi trong dạy mơn Lịch sử nói riêng và các mơn học khác ở trường phổ thơng nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đề tài “Vận dụng quy trình dạy học theo hƣớng tiếp cận chuẩn

quốc tế vào môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông (Phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chƣơng trình chuẩn)” đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau:

Thứ nhất, đề tài đã nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về:

quy trình dạy học theo chương trình tập huấn của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge, vai trị, sự cần thiết và yêu cầu của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường THPT. Những vấn đề trên là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi thực hiện luận văn của mình.

Thứ hai, bằng phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn chúng tôi

đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học môn Lịch sử ở một số trường THPT hiện nay. Kết quả khảo sát đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong cơng tác triển khai quy trình dạy học của giáo viên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng dạy và học lịch sử ở các trường THPT hiện nay. Thực trạng triển khai quy trình dạy học của giáo viên môn Lịch sử ở trường THPT là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào dạy học lịch sử.

Thứ ba, trên cơ sở quy trình dạy học theo chương trình tập huấn của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp cụ thể để vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường THPT như: Phân tích nhu cầu học sinh làm cơ sở xây dựng kế hoạch bài dạy; Xác định vị trí, mục tiêu, nội dung

bài học làm cơ sở lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá; Đánh giá cải tiến, phát triển chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn lịch sử ở trường trung học phổ thông (phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 65 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)