Thực trạng về quản lý dạy học thực hành tại Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học thực hành tại trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ công an nhân dân (Trang 52)

9. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng về quản lý dạy học thực hành tại Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật

CAND

2.4.1. Cơng tác kế hoạch và tổ chức chỉ đạo cơng tác dạy học thực hành

* Xây dựng kế hoạch dạy học thực hành.

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, của các chuyên ngành trên cơ sở đĩ phân tích đặc điểm các mơn học của các chuyên ngành đào tạo; đội ngũ

giáo viên; số lượng học viên học thực hành; cơ sở vật chất hiện cĩ các phịng học thực hành, phịng đào tạo chủ trì phối hợp với lãnh đạo các khoa, bộ mơn lập kế hoạch tổng thể và quản lý kế hoạch dạy học thực hành trình hiệu trưởng duyệt trên nguyên tắc tránh sự chồng chéo giữa các mơn học của các chuyên ngành, đảm bảo logic, khoa học và cĩ tính kế thừa kiến thức giữa các mơn học. Việc lập kế hoạch và quản lý kế hoạch dạy học thực hành được thực hiện theo phương thức xen kẽ học lý thuyết với học thực hành rèn luyện tay nghề. Trong những học kỳ đầu thường bố trí cho học viên học tập một số mơn cơ bản sau đĩ bố trí xen kẽ lý thuyết và thực hành của các mơn học cơ sở và các mơn học chuyên ngành. Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch này phải cĩ đủ các điều kiện thiết yếu cho dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành (phịng học và các phịng thực hành KTNV) phù hợp với lưu lượng học viên của từng lớp. Căn cứ vào nội dung, thời gian học thực hành được qui định trong chương trình giáo dục, căn cứ vào đặc điểm dạy học của từng chuyên ngành, trên cơ sở đĩ các khoa, bộ mơn xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch dạy học cho từng lớp học theo từng tuần, từng tháng và từng học kỳ đồng thời tổ chức chỉ đạo và kiểm tra hoạt động dạy học thực hành của đơn vị mình một cách thường xuyên và hiệu quả nhất.

Nội dung quản lý kế hoạch dạy học thực hành phải thể hiện được: - Tên lớp, địa điểm học thực hành.

- Tên mơn học và số tiết học của các mơn học xen kẽ (lý thuyết và thực hành). - Ghi rõ mơn thi hoặc mơn kiểm tra.

- Thời gian ơn thi và thời gian tổ chức thi hoặc kiểm tra học phần.

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo tồn khố và từng năm học cơng việc này thường được chuẩn bị từ năm học trước, được hồn chỉnh và thơng qua các khoa, bộ mơn trước khi nghỉ hè. Như vậy, khi vào năm học mới, kế hoạch đã được phổ biến đến các phịng, các bộ mơn, các khoa và các lớp học. Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, các bộ mơn chuẩn bị nội dung, phương tiện, các điều kiện dạy học phù hợp. Đồng thời, việc phổ biến kế hoạch đào tạo đến tồn thể học viên các lớp để chủ động cĩ kế hoạch cá nhân trong quá trình học tập và các cơ sở thực hành phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào tạo, cơng bố cơng khai kế hoạch cho giáo viên và học viên được biết.

*Tổ chức chỉ đạo

Để tổ chức chỉ đạo cơng tác xây dựng kế hoạch dạy học thực hành cĩ hiệu quả ngồi cơng tác kế hoạch hố phải được xây dựng chi tiết, cụ thể, nhà trường đã tăng cường vai trị chỉ đạo của Ban Giám hiệu; phịng đào tạo; cán bộ quản lý giáo dục

trong việc cụ thể hố, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học thực hành đối với các khoa, bộ mơn trong phạm vi tồn trường.

Nội dung chỉ đạo tập trung vào: Việc xây dựng kế hoạch dạy học hàng tuần của các khoa, bộ mơn theo bài học đã được xác định trong chương trình đào tạo; việc bố trí phân cơng giáo viên dạy học thực hành cho các lớp theo các chuyên ngành; các điều kiện đảm bảo cho dạy học thực hành; chỉ đạo việc tổ chức thi kiểm tra thực hành theo đúng các qui định hiện hành của trường.

* Kiểm tra

Tăng cường cơng tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các khoa, bộ mơn thơng qua thanh tra giáo dục và cơ quan quản lý đào tạo.

Tuy nhiên, việc lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động dạy học thực hành chưa làm được; cán bộ trực tiếp xây dựng kế hoạch cịn lúng túng, trình độ chuyên mơn am hiểu về vấn đề này cịn hạn chế.

2.4.2. Quản lý dạy học thực hành của giáo viên

Ngồi đội ngũ giáo viên cơ hữu của nhà trường, đội ngũ giáo viên thỉnh giảng tại các Cục nghiệp vụ cũng khá cao, cĩ vai trị quan trọng trong giảng dạy thực hành. Vì vậy, việc quản lý hoạt động giảng dạy đặc biệt là giảng dạy thực hành của giáo viên mang tính đặc thù và tính linh hoạt cao.

Quản lý hoạt động giảng dạy thực hành của giáo viên trên cơ sở lịch trình giảng dạy của từng học kỳ hoặc tồn khố đã được hiệu trưởng phê duyệt, các khoa, bộ mơn triển khai quán triệt thực hiện phân cơng đến từng giáo viên theo từng chức danh(giáo viên trung cấp, giáo viên chính, giáo viên cấp cao). Nội dung quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên bao gồm:

- Quản lý khối lượng cơng việc của giáo viên trên cơ sở của định mức giờ chuẩn cho từng chức danh giáo viên (1,5 giờ thực hành bằng 1 giờ chuản), theo dõi, đơn đốc việc thực hiện kế hoạch đào tạo.

- Quản lý các khâu của quá trình lên lớp dạy học thực hành, thực tập tại phịng học thực hành bao gồm: mục tiêu, nội dung dạy học, thời gian lên lớp, các qui chế tổ chức dạy học thực hành theo qui định của BCA, Bộ giáo dục và đào tạo và các qui định của nhà trường, hệ thống hồ sơ giáo án bài giảng cĩ phê duyệt của lãnh đạo khoa, bộ mơn, nhật ký sổ tay lên lớp.

- Quản lý việc tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả học thực hành của học viên bao gồm các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra hết mơn. Quản lý sổ theo dõi, đánh giá chất lượng học thực hành của giáo viên.

- Quản lý việc nghiên cứu biên soạn tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo và nghiên cứu khoa học nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ của giáo viên.

- Quản lý thời gia đi nghiên cứu thực tế cập nhật kiến thức mới. Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn và nghiệp vụ sư phạm đồng thời đánh giá ưu, nhược điểm, sự tiến bộ về chính trị, tư tưởng, của từng giáo viên.

Tuy nhiên việc quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên cũng cịn bấp cập đĩ là trên cơ sở văn bản qui định của nhà nước, của BCA việc xây dựng cụ thể hố các văn bản để quản lý hoạt động dạy học thực hành để làm căn cứ cơ sở pháp lý để quản lý cịn hạn chế chưa làm được nhiều.

2.4.3. Quản lý hoạt động học thực hành của học viên

Chất lượng học viên tuyển vào là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo, tuy nhiên để đảm bảo cơng bằng xã hội và đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng miền khác nhau trong các đơn vị Cơng an trong tồn quốc, cho nên chất lượng đầu vào cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học thực hành của học viên. Vì vậy mỗi học viên tự xây dựng cho mình một phương pháp học tập tốt phù hợp với khả năng của chính bản thân mình. Biết vận dụng lý luận đã học vào thực hành luơn luơn lấy tiêu chí về chất lượng, định mức thời gian làm hàng đầu. Mặc dù học viên được tuyển chọn vào trường theo những tiêu chuẩn nhất định như nhau, nhưng học viên cùng khố, cùng lớp vẫn cĩ những đặc điểm khác biệt về khía cạnh này, khía cạnh khác trong nhân cách, sở thích nghề nghiệp, động cơ học tập. Những điểm khác biệt đĩ trong học viên làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên cũng khác nhau.

Các biện pháp thực hiện nội dung quản lý học tập thực hành của học viên gồm: - Triển khai kế hoạch học tập cụ thể đến từng học viên.

- Hướng dẫn và tổ chức cho học viên xây dựng kế hoạch học tập của riêng mình trong tổng thể chung của tập thể lớp (học tại phịng thực hành, trong giờ học chính khố, và học ngồi giờ...) để học viên cĩ thể đạt được mục tiêu đào tạo, chung qui lại việc quản lý hoạt động học thực hành của học viên thường áp dụng theo ba dạng dưới đây:

+ Dạng học tồn lớp: cĩ từ 20-30 học viên được biên chế thành một lớp, học viên

phải hồn thành nhiệm vụ nhận thức cả lý thuyết và thực hành theo mục tiêu mơn học, bài học đã đề ra.

+ Dạng nhĩm: cĩ thể từ lớp chia thành các nhĩm từ 3-5 học viên trong học thực

hành tại các phịng học chuyên dùng tại trường. Học viên cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ nhận thức cũng như việc rèn luyện tay nghề họ cùng nhau tìm cách giải quyết một cách hiệu quả nhất, đồng thời cùng nhau phát hiện như sai sĩt khi thực hành của mỗi cá nhân để bổ khuyết cho nhau trong quá trình rèn luyện tay nghề.

+ Dạng cá nhân: là dạng trong đĩ mỗi học viên được giao nhiệm vụ rèn luyện

tay nghề độc lập theo trình độ và khả năng riêng của mình. Dạng học này trong trường thường được áp dụng thực hành ở một số mơn học cĩ nội dung mang tính chất đơn lẻ, học viên tự học tự rèn tay nghề, hoặc áp dụng học thực hành với những học viên cĩ tay nghề yếu mang tính cá biệt.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến khích, lơi cuốn sự tham gia tích cực của học viên trong quá trình học thực hành: như thi tay nghề theo từng nội dung của bài học, thi học sinh giỏi thực hành theo từng chuyên ngành, thực hiện chính sách cộng điểm ưu tiên đối với các học viên đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường theo qui định của BCA. Tăng vai trị chỉ đạo của Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, bộ mơn trong việc quản lý giờ học trên lớp, giờ thực hành, tham quan thực tế, tổ chức hội thảo, diễn đàn về học tập, thời gian ơn thi hết mơn, thi tốt nghiệp, thời gian tự học của học viên. Thơng qua các nội dung quản lý trên kết hợp giáo dục nhân cách nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ Cơng an cho học viên. Tổ chức thực hiện cuộc vận động đồn viên phấn đấu sớm đủ điều kiện trở thành đảng viên trong học viên, tổ chức các hoạt động xã hội để giáo dục chính trị tư tưởng cho học viên.

- Xây dựng mối quan hệ thường xuyên của nhà trường với các cơ sở thực hành ở thực tiễn để tạo điều kiện cho học viên học thực hành tốt hơn đồng thời nhanh làm quen với mơi trường thực tế cơng tác sau này.

Tuy nhiên, việc quản lý học tập thực hành của học viên cũng cịn bộc lộ những thiếu sĩt bất cập trong cơ chế quản lý chưa rõ ràng, việc hướng dẫn học viên xây dựng kế hoạch học tập thực hành yếu, do từng đặc điểm thực hành của một số mơn học cĩ số lượng học viên thực hành đơng nên việc bố trí tăng cường giáo viên để quán xuyến, đơn đốc theo dõi việc học thực hành của học viên cĩ lúc cịn buơng lỏng, thiếu kiểm tra

giám sát chặt chẽ dẫn đến việc học viên tự ý bỏ học, vi phạm nội qui trong học thực hành, lười luyện tập chưa được phát hiện và cĩ biện pháp xử lý kịp thời.

2.4.4. KTĐG trong dạy học thực hành

- Để đánh giá khách quan chính xác các tri thức kỹ năng, kỹ xảo đối với các mơn học thực hành nghiệp vụ tại trường ngay từ đầu năm học các đơn vị cĩ mơn học đĩ tự rà sốt bổ sung hoặc xây dựng mới qui định về tổ chức chấm điểm các mơn thực hành trình Ban Giám hiệu phê duyệt. Yêu cầu của qui định đĩ phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

+ Xác định mục tiêu yêu cầu cần kiểm tra đối với mơn học đĩ.

+ Xác định số lượng đề thi đối với mơn học đĩ, chú ý đến số lượng học viên của từng lớp khi kiểm tra.

+ Xác định nội dung, tình huống thực hành nghiệp vụ giữa các đề thi đảm bảo cân đối.

+ Xác định cách chấm điểm (điểm tối đa và điểm trừ). + Xác định thống nhất thời gian thi đối với từng học viên.

+ Xây dựng phiếu chấm điểm bao gồm(điểm thời gian; điểm giải quyết tình huống; điểm đánh giá độ chính xác).

- Quản lý việc ra đề thi: Căn cứ vào kế hoạch học tập của từng học kỳ việc ra đề thi đối với thi thực hành được thực hiện theo qui trình sau:

+ Giáo viên được phân cơng ra đề thi xây dựng nội dung tình huống của đề thi thực hành kèm theo phương án giải quyết.

+ Trình Trưởng khoa ký duyệt. + Trình Phĩ Hiệu trưởng ký duyệt.

+ Đĩng bì niêm phong, ngồi bì ghi rõ đề thi dành cho lớp nào? hình thức tổ chức thi; địa điểm thi.

+ Chuẩn bị thiết bị kỹ thuật về số lượng, chủng loại phù hợp với tính chất đặc điểm của mơn thi.

- Quản lý và tổ chức thi.

+ Phịng đào tạo chủ trì lập danh sách gọi thi.

+ Khoa giảng dạy cĩ mơn thi chuẩn bị thiết bị kỹ thuật phục vụ thi.

+ Cán bộ coi thi, 01 cán bộ của phịng đào tạo và 01 giáo viên của khoa thực hiện.

+ Giáo viên chấm thi của khoa cĩ mơn thi trực tiếp chấm và cho điểm tại chỗ, cuối buổi thi nộp ngay điểm cho phịng đào tạo. Kết thúc mơn thi cơng bố kết quả cho học viên biết.

Tĩm lại, việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá dạy học thực hành của trường được tiến hành một cách nghiêm túc đúng qui chế của Bộ Giáo dục và đào tạo, BCA và các qui định hiện hành của trường, việc tổ chức thi cử và quản lý điểm thi, kiểm tra chặt chẽ thể hiện trong sự phối hợp của phịng đào tạo và các khoa, bộ mơn giảng dạy. Việc kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khách quan cơng bằng thúc đẩy được phong trào học tập rèn luyện trong học viên đồng thời thơng qua kiểm tra đánh giá cĩ tác dụng phân loại được trình độ của học viên, giúp cho nhà quản lý cĩ thơng tin để nghiên cứu điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình phương pháp và các điều kiện phục vụ dạy học thực hành ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá cũng cịn một số bất cập như sau:

Trình độ đội ngũ của giáo viên biên soạn đề thi thực hành chưa cĩ tính khái quát hố trong thực hành, cịn mang tính manh mún, rời rạc ở các nội dung thi, cĩ tình huống trong đề thi chưa sát với thực tế.

Việc quản lý thi KTĐG trong thực hành của cán bộ phịng đào tạo cịn hạn chế về chuyên mơn, chỉ mang tính giám sát là chính. Chưa xây dựng được cơ chế theo dõi quản lý kết quả KTĐG trong dạy học thực hành.

2.4.5. Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật trong dạy học thực hành

Qua khảo sát cơ sở vật chất thiết bị trong dạy học thực hành tại trường. Kết quả khảo sát 92 cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy mực độ đánh giá về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:

Bảng 2.10. Mức độ đánh giá về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật

Mức độ Đủ Tƣơng đối đủ Khơng đầy đủ

Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %

62 67,39 23 25 7 7,60

Qua kết quả khảo sát nêu trên ta thấy chỉ cĩ 9,79% số được hỏi cho rằng mực độ cơ sở vật chất kỹ thuật của của trường chư đầy đủ, 73,91% cĩ ý kiến đã đáp ứng tốt về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học thực hành của trường.

Là trường kỹ thuật đào tạo đa ngành, cho nên thiết bị kỹ thuật dạy học thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học thực hành tại trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ công an nhân dân (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)