Khái quát về thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chuyên đề số nguyên tố, hợp số ở lớp 6 (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài: “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chuyên đề số nguyên tố, hợp số ở lớp 6”.

Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian hạn hẹp nên việc thực nghiệm chỉ mới bước đầu kiểm tra được tính khả thi của các biện pháp có trong đề tài.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Các biện pháp phát triển TDST cho HS được vận dụng vào trong bài dạy của GV. Trong quá trình dạy thực nghiệm, GV sẽ vận dụng tư tưởng của biện pháp phát triển TDST vào việc thiết kế giáo án lên lớp của mình.

3.1.3. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở khối 6 của trường THCS Xuân Mai A. Trong q trình thực nghiệm chúng tơi tiến hành chọn ra lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sĩ số và trình độ tương đương nhau, HS có học lực tương đối đều nhau và các giáo viên trực tiếp giảng dạy có trình độ kinh nghiệm tương đương nhau.

Lớp thực nghiệm 1: lớp 6A, sĩ số: 35, kí hiệu là T1 do cô giáo Nguyễn Thúy Hà là giáo viên có 12 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.

Lớp đối chứng 1: Lớp 6B, Sĩ số: 33. Kí hiệu: Đ1, do cơ Lê Kim Anh, GV có 16 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.

Lớp thực nghiệm 2: lớp 6C, sĩ số: 34, kí hiệu là T2 do cơ giáo Nguyễn Thị Thùy Dung, là giáo viên có 20 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.

Lớp đối chứng 2: Lớp 6D, Sĩ số: 34. Kí hiệu: Đ2, do thầy Lê Hữu Đại, GV có 17 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.

3.1.4. Thời gian thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm được chúng tơi tiến hành vào học kì I của năm học 2019 - 2020. Tiết dạy thực nghiệm được bố trí vào giờ dạy chính khóa và tiết tăng cường vào buổi hai.

3.1.5. Tổ chức thực nghiệm

Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm đạt hiệu quả tốt, trước khi thực nghiệm khoảng một tháng, tôi đã gặp gỡ và trao đổi với Ban giám hiệu trường THCS Xuân Mai A để xin phép được tiến hành thực nghiệm.

Sau đó, chúng tơi đã tiến hành phổ biến cũng như cung cấp tài liệu cho các giáo viên của các lớp thực nghiệm đề nghị họ nghiên cứu tìm hiểu kĩ yêu cầu, nội dung và cách thức dạy thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành soạn bài kiểm tra đầu vào để kiểm tra thực trạng TDST của HS trước khi tiến hành thực nghiệm. Trong đó, nội dung bài kiểm tra hướng vào kiểm tra một yếu tố đặc trưng (tính mềm dẻo, tính thuần thục, tính độc đáo) của TDST. Các câu hỏi, bài tập phù hợp cho mọi đối tượng HS (khá, giỏi, trung bình,…) để các em có thể thể hiện mức độ TDST của mình. Sau đó, chúng tơi áp dụng DH theo phương châm mà các biện pháp nêu ra, từ đó xây dựng giáo án DH của GV trong cả tiết dạy bài mới, tiết luyện tập, cũng như tiết luyện tập tăng cường. Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra đầu ra (Bài kiểm tra số 2) để đánh giá bước đầu tính khả thi của các biện pháp phát triển một số yếu tố của TDST cho HS. Nội dung bài kiểm tra số 2 cũng có cấu trúc tương tự nội dung bài kiểm tra số 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chuyên đề số nguyên tố, hợp số ở lớp 6 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)