Bảng 3.14: Kết quả phân tích cơ cấu thuốc mang tên generic - biệt dược dược
Tuyến bệnh viện
Thuốc mang tên generic Thuốc biệt dược Số khoản mục (%) Giá trị (%) Số khoản mục (%) Giá trị (%)
Min Max Min Max Min Max Min Max
Trung ương 32,6 35,1 21,1 31,2 64,9 67,4 68,8 78,9 Tỉnh 22,4 46,0 12,1 38,1 54,0 77,6 61,9 87,9 Huyện 35,5 47,8 17,8 21,8 52,2 64,5 78,2 82,2 Trung bình 34,3 ± 6,5 22,3 ± 6,5 65,6 ± 6,5 77,6 ± 6,5 p p>0,05 p>0,05 p>0,05 p>0,05
* Min: Giá trị nhỏ nhất *Max: Giá trị lớn nhất
Kết quả phân tích cơ cấu thuốc generic - thuốc biệt dược của các bệnh viện cho thấy khơng có sự khác biệt cả về tỷ lệ số lượng và tỷ lệ giá trị sử dụng các thuốc này giữa các tuyến BV.
Số khoản mục thuốc generic tại các bệnh viện tuyến TƯ chiếm tỷ lệ từ 32,6% đến 35,1%, cao nhất tại bệnh viện C Đà Nẵng (35,1%%), thấp nhất tại bệnh viện E (32,6%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ nằm trong khoảng từ 21,1% đến 31,2%, cao nhất tại bệnh viện C Đà Nẵng (31,2%), thấp nhất tại bệnh viện Chợ Rẫy (21,1%).
Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc generic chiếm tỷ lệ từ 22,4% đến 46%, cao nhất tại bệnh viện ĐK Điện Biên (46%), thấp nhất tại bệnh viện Thanh Nhàn -Hà Nội (22,4%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ từ 12,1% đến 38,1%, cao nhất tại BVĐK Điện Biên (38,1%), thấp nhất tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng (12,1%).
Các bệnh viện tuyến huyện có số thuốc generic chiếm tỷ lệ cao nhất, nằm trong khoảng từ 35,5% ( BV huyện Thủ Đức – TP HCM) đến 47,8% (bệnh viện huyện Simacai Lào Cai). Tuy nhiên, giá trị sử dụng thuốc generic của tuyến bệnh viện này chỉ chiếm tỷ lệ từ 17,8% đến 21,8%, thấp hơn tuyến TƯ và tuyến tỉnh.
Các thuốc generic tập trung vào các nhóm kháng sinh, vitamin dạng đơn chất, dịch truyền được sản xuất trong nước hoặc liên doanh sản xuất trong nướcvà một số thuốc generic nhập khẩu thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư, kháng sinh, tim mạch.
3.2.4 Phân tích cơ cấu các dạng thuốc trong DMT sử dụng năm 2009