Đánh giá chung về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 80)

Qua tìm hiểu và phân tích thực trạng, tác giả nhận thấy, BGH đã tiến hành các biện pháp quản lý ĐNGV theo hướng Chuẩn hóa và đạt được những kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý này chưa thật sự nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của CBQL, GVTH. Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý, đánh giá giáo viên theo hướng Chuẩn hóa chưa thật sự được chú ý. Vì thế, mặc dù đã triển khai học tập, nghiên cứu về Chuẩn, nhưng khi xây dựng kế hoạch quản lý

đội ngũ giáo viên, CBQL chưa thường xuyên bám sát nội dung theo chuẩn, chưa dựa trên nhu cầu và những khiếm khuyết về năng lực nghề nghiệp mà giáo viên THPT cần bổ sung. Công tác kiểm tra quản lý được quan tâm và tiến hành nhưng chưa thường xuyên, liên tục theo hướng Chuẩn hoá. Các điều kiện để tổ chức hoạt động quản lý giáo viên THPT theo Chuẩn chưa được thoả đáng. Các hình thức đánh giá trong, đánh giá ngoài về năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo nội dung của Chuẩn đều được tiến hành song chủ yếu cịn nặng về hình thức chưa có tác dụng khuyến khích động viên giáo viên nỗ lực phấn đấu tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Chưa sử dụng kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp và thực hiện các hoạt động quản lý, xây dựng đội ngũ.

Trên đây là những phân tích về thực trạng chất lượng ĐNGV, thực trạng của công tác quản lý đội ngũ giáo viên THPT Trần Nhân Tơng theo hướng Chuẩn hóa. Từ những phân tích trên cho thấy, việc quản lý đội ngũ giáo viên THPT Trần Nhân Tơng đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp có những thành cơng và những hạn chế sau:

2.3.1. Ưu điểm và bài học thành công

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và ngày 22-10-2009, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thơng với hệ thống các tiêu chí xác định năng lực nghề nghiệp của giáo viên; trong thời gian qua, Sở GD & ĐT Hà Nội đã tăng cường quản lý ĐNGV, quán triệt nghiêm túc những định hướng chỉ đạo của các cấp QLGD, Sở đã có những chủ trương đúng đắn, biện pháp cụ thể về việc quản lý đội ngũ giáo viên để nâng cao trình độ mọi mặt về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV trường Trần Nhân Tông.

Ban giám hiệu đã chú trọng xây dựng kế hoạch quản lý giáo viên theo hướng Chuẩn hóa có lộ trình. Có kế hoạch cụ thể trong từng năm học theo đúng mục tiêu đề ra. Từng bước đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng, tăng cường kinh phí,

gặp nhiều khó khăn do kinh phí ít, song các BGH đã tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV tham gia các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, tổ chức bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề với nhiều hình thức phong phú. Tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của các Ban ngành đoàn thể và của nhân dân địa phương về việc quản lý ĐNGV. Đội ngũ giáo viên trường đã không ngừng phát triển và đáp ứng với yêu cầu đổi mới, giữ vững được niềm tin yêu mà nhân dân địa phương dành cho.

Từ những kết quả đạt được trong công tác quản lý ĐNGV, có thể rút ra được những kinh nghiệm sau:

Quán triệt sâu sắc sự định hướng chỉ đạo về giáo dục của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp QLGD; xác định rõ nhiệm vụ yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục, nắm bắt sâu sắc đặc điểm của giáo viên THPT, từ đó cụ thể hố thành những chủ trương đúng đắn trong công tác quản lý ĐNVG trường.

Mỗi giáo viên phải có ý thức trách nhiệm, tinh thần động cơ thái độ đúng đắn về việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, thường xuyên đối chiếu, đánh giá

mình theo Chuẩn NNGV được ban hành ngày 22-10-2009, Bộ GD & ĐT đã ra

Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Đảm bảo phát triển bền vững chuẩn nghề nghiệp của bản thân từng , đồng thời góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV của trường, thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho cấp THPT và ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp.

2.3.2. Khó khăn tồn tại và những vấn đề đặt ra trong quản lý ĐNGV trường THPT Trần Nhân Tông đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp THPT Trần Nhân Tông đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp

Hiểu biết của CBQL và GV về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, tầm quan trọng của việc đánh giá giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp chưa được quán triệt sâu sắc, đồng đều tại trường nên việc tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho quản lý ĐNGV đáp ứng Chuẩn hóa nghề nghiệp chưa thoả đáng.

Kế hoạch, nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa thực sự khoa học, chưa bám sát được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng Chuẩn hóa nghề nghiệp. Thời gian bồi dưỡng có lúc chưa hợp lý, chưa kịp thời. Hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn

nghề nghiệp giáo viên đơi khi cịn nặng về hình thức và các thủ tục hành chính chưa bổ sung được những năng lực cụ thể mà ĐNGV trường đang khiếm khuyết và cần thiết trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuẩn NNGVTH của BGH chưa thường xuyên triệt để dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên chưa tự giác thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đã đề ra hoặc hiệu quả của các đợt bồi dưỡng chưa cao.

Việc đánh giá giáo viên theo các lĩnh vực của Chuẩn hóa tiến hành cịn hình thức, nặng về việc quy điểm số dẫn đến tình trạng “Dĩ hồ vi q”, tránh va chạm khi phải nhận xét giáo viên; nhiều hiện tượng quy điểm số theo kiểu “cào bằng”. Do chưa coi trọng việc đối chiếu tiêu chí, kiểm tra nguồn minh chứng nên hầu hết các phiếu đánh giá giáo viên theo Chuẩn chưa chỉ ra đúng điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên. Vì vậy chưa đề ra được phương hướng khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm cho mỗi giáo viên, khơng kích thích được nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ.

2.4. Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý ĐNGV theo hướng Chuẩn hóa tại trường THPT Trần Nhân Tông, tác giả nhận thấy: CBQL và ĐNGV đều có quan niệm thống nhất về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc quản lý ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của cấp học. Các ý kiến qua khảo sát cũng thống nhất về phương thức quản lý, nội dung quản lý.

Sở GD & ĐT Hà Nội đã quan tâm đến việc quản lý đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV trường. Việc quản lý ĐNGV đã được đưa vào kế hoạch hoạt động của các cấp QLGD, Sở GD & ĐT Hà Nội đã có những biện pháp cụ thể nhằm từng bước chuẩn hố, nâng cao chun mơn nghiệp vụ cho ĐNGV trường. Hình thức quản lý cũng rất đa dạng, nội dung quản lý theo chuyên đề đáp ứng nhu cầu của giáo viên và theo định hướng chỉ đạo của cấp trên, quản lý theo nhiều hình thức khác nhau, nhiều cách khác nhau.

Đánh giá về quản lý ĐNGV của trường THPT Trần Nhân Tông, phải khẳng định rằng bước đầu đã khoa học và có hiệu quả . Tuy nhiên so với những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp được quy định tại Chuẩn nghề nghiệp, vẫn cần phải đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo viên. Các biện pháp quản lý ĐNGV trung học phô thông theo Chuẩn nghề nghiệp đã thực hiện song có lúc chưa thật phù hợp. Có những nội dung quản lý chưa thiết thực, có những hình thức quản lý chưa thật hợp lý, thời lượng, kinh phí dành cho hoạt động quản lý chưa thoả đáng....Việc tìm kiếm biện pháp quản lý ĐNGV THPT theo Chuẩn NNGV là vấn đề cấp thiết.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN NHÂN TÔNG – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Tính cần thiết

Chuẩn hóa nghề nghiệp giáo viên trung học là xây dựng và phát triển được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Vì vậy, bản thân người giáo viên và cán bộ quản lý phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí để xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được, trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Đồng thời, người cán bộ quản lý xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho giáo viên theo chuẩn đã quy định.

3.1.2. Tính khả thi

Quản lý ĐNGV phụ thuộc vào nhiều yếu tố phân cấp QLGD và quản lý đội ngũ; điều kiện CSVC trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và hoạt động dạy học; điều kiện hoàn cảnh riêng của từng đối tượng cụ thể; chế độ chính sách và đãi ngộ cho đội ngũ. Việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo viên theo hướng Chuẩn hóa nghề nghiệp phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và có khả năng thực hiện được. Tránh đề xuất những biện pháp đúng nhưng không phù hợp với nhà trường, khơng thực hiện được.

3.1.3. Tính hiệu quả

Các giải pháp quản lý ĐNGVTH theo hướng Chuẩn hóa phải tạo được hiệu quả nhanh. Các giải pháp phải xác định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý: Từng công việc

như thế nào? Kiểm tra như thế nào và nhằm mục đích gì? Cuối cùng phải dẫn đến hiệu quả của việc quản lý, nhằm đáp ứng cho yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.1.4. Tính đồng bộ

Khi lựa chọn các giải pháp, chúng ta phải nhắc đến tính đồng bộ của các giải pháp. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, vấn đề đặt ra là phải nâng cao nhận thức; phát triển số lượng và loại hình giáo viên; khơng ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng chuẩn hóa về trình độ đào tạo và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; công tác kiểm tra đánh giá cũng được đổi mới. Các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ nhằm hướng đến mục tiêu đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên.

3.1.5. Tính kế thừa

Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở có xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn (kể cả những thành tựu từ các cuộc cải cách trước đây); một số giải pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lý luận chung của đề tài và những ý tưởng sáng tạo của các trường ở các địa phương đang áp dụng. Đồng thời nguyên tắc này cũng kế thừa những nghiên cứu đã có về quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn.

3.2. Một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Trần Nhân Tơng - Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa Nhân Tơng - Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa

Trên cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên và thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn hóa, cùng với những yêu cầu, nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp như sau:

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của mọi cán bộ giáo viên về chủ trương: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa là những biện pháp chiến lược

nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn hóa về mọi mặt là điều kiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc vận dụng Chuẩn nghề nghiệp trong quản lý là bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Giúp cho giáo viên trong nhà trường nhận thức được việc xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Qua đánh giá mỗi giáo viên nhìn nhận được phẩm chất và năng lực cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Đây cũng chính là u cầu của nhà trường và địi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Đẩy mạnh cơng tác tun truyền trong tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về ý nghĩa việc tự đánh giá và được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22/9/2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT từ đó làm rõ mục đích, vai trị, tầm quan trọng của quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn hóa đối với chiến lược phát triển nhà trường. Phải làm cho mỗi giáo viên tự giác vận dụng Chuẩn để tự đánh giá, làm cho tập thể tổ chuyên môn thực sự quán triệt mục đích của Chuẩn và các yêu cầu cần làm trong hệ tham chiếu các tiêu chuẩn, tiêu chí. Tránh qua loa, đại khái, dĩ hòa vi quý, chỉ nhằm vào cho điểm, xếp loại thì Chuẩn mới thực sự có tác động đến trình độ nghề nghiệp của giáo viên.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch tổ chức lao động khoa học trong công tác quản lý, trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, trong các tổ chức đoàn thể của nhà trường và tạo mối liên kết giữa các cá nhận, tổ chức, các bộ phận dựa trên nguyên tắc khoa học, dân chủ và đoàn kết. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường, tiếp nhận thơng tin phản hồi có điều chỉnh kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc, tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức đối với việc thực hiện sứ mệnh chính trị của nhà trường.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xây dựng các văn bản pháp quy chi tiết; nêu rõ các lịch triển khai, phân công người thực hiện, trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, của từng bộ phận, tổ (nhóm) chun mơn và đồn thể.

Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức dân chủ xây dựng kế hoạch nhà trường, với cam kết thi đua giữa người đại diện cho nhà trường (hiệu trưởng) và đại diện cho người lao động (chủ tịch cơng đồn cơ sở), tạo đồng thuận cao giữa cán bộ quản lý với giáo viên trong việc triển khai các nhiệm vụ năm học

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nghề nghiệp giáo viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Việc hướng dẫn rõ ràng cụ thể về Chuẩn nghề nghiệp đối với GV có ý nghĩa quan trọng. Nắm vững về Chuẩn sẽ giúp cho GV tự đánh giá về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình một cách cụ thể, chính xác, giúp mọi cán bộ, GV nhà trường nhận thức đầy đủ về Chuẩn nghề nghiệp GVTH, có ý thức rèn luyện theo Chuẩn.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Tập hợp đủ các tài liệu gồm Chuẩn nghề nghiệp GVTH (phải đủ mỗi giáo viên có 1 bản để nghiên cứu và học tập); Hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)