Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn và nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 58 - 61)

Năm học Tổng số

giáo viên

Xếp loại chuyên môn và nghiệp vụ

Tốt Khá TB Kém 2010 – 2011 101 87 11 3 0 Tỉ lệ % 86.1% 10.8% 3.1% 0.0% 2011 – 2012 98 86 10 2 0 Tỉ lệ % 87.7% 10.2% 2.1% 0.0% 2012 – 2013 94 85 9 0 0 Tỉ lệ % 90.4% 9.6% 0.0% 0.0%

(Nguồn: Trường THPT Trần Nhân Tông)

Qua bảng số liệu, hình đã vẽ tác giả thấy: Nhiều giáo viên vững vàng về kiến thức do hầu hết được đào tạo chuẩn qua các trường Sư phạm, đồng thời đội ngũ giáo viên ln có ý thức khắc phục khó khăn BDTX dưới nhiều hình thức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông ở mức chung là khá. Bên cạnh đó vẫn cịn tỷ lệ nhỏ giáo viên chưa có kiến thức chuyên sâu, khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học còn nhiều hạn chế. Trong nhà trường còn một số ít giáo viên lớn tuổi, năng lực chun mơn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc sử dụng CNTT vào dạy học, chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác phong lao động của số giáo viên này ảnh hưởng ít nhiều đến sự quản lý điều hành chung của nhà trường.

Phần lớn giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế về các kỹ năng: kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục,…

Nguyên nhân là do công tác điều hành quản lý của nhà trường còn bị ảnh hưởng nếp nghĩ cũ, cách làm cũ. CBQL đa phần có năng lực chun mơn nhưng ít kinh nghiệm và chưa được đào tạo bồi dưỡng về công tác quản lý phát triển đội ngũ. Mặt khác công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các biện pháp thiết thực và khả thi. Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá giáo viên nhiều khi cịn chưa chặt chẽ cịn mang tính hình thức. Kết quả đánh giá còn nặng về thành tích hoặc mang tính cào bằng nên chưa tạo được động lực vương lên thật sự của nhiều giáo viên. Hơn nữa, một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực, chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay do phân cấp quản lý nên nhà trường nhiều khi chưa có cơ chế đãi ngộ tương xứng và tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, về tổ chức, về CSVC để giáo viên yên tâm công tác, tồn tâm trong cơng việc của nhà trường.

2.2. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên THPT Trần Nhân Tơng theo hướng Chuẩn hóa Chuẩn hóa

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí

Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tác dụng của việc xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí, tác giả tiến hành khảo sát trong nhà trường và cho ra kết quả sau:

Bảng 2.8: kết quả khảo sát nhận thức của CBQL - ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong quản lý đội ngũ giáo viên

Thành phần khảo sát Số phiếu Ý kiến Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng cần thiết SL % SL % SL % SL % CBQL 03 3 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0 TTCM 05 4 80 1 20 0 0.0 0 0.0 Giáo viên 86 15 17.4 30 34.8 35 40.6 6 7.2 Tổng 94 22 23.4 31 32.9 35 37.2 6 6,5

(Nguồn: Trường THPT Trần Nhân Tông)

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy nhận thức của các đối tượng chưa đồng đều. Các đối tượng tham gia công tác quản lý đều nhận thức cao về tác dụng của việc xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí với mục đích đưa vào quản lý đội ngũ giáo viên. Về phía giáo viên đa số cịn thờ ơ, quen nếp đánh giá cũ, chưa nhận thức đầy đủ về mục đích đánh giá giáo viên theo Chuẩn qua đó thấy được việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong giáo viên chưa kịp thời, và sát sao.

2.2.2. Thực trạng tổ chức cho ĐNGV thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp

Trước khi tổ chức thảo luận, BGH sẽ cung cấp cho mỗi cán bộ công nhân viên đủ tài liệu gồm: Văn bản pháp quy quy định Chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo kem theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp GVTH, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có cơng văn sô 660/BGDĐT – NGCBQLGD ngày 09 tháng 2 năm 2010 để nghiên cứu, tìm hiểu trước; tiếp đến, phân công cụ thể cá nhân (giáo viên, lãnh đạo) và tổ chức (nhóm, tổ chuyên mơn, giáo viên, đồn thể…) chịu trách nhiệm triển khai thảo luận, thông báo thời gian triển khai thảo luận, kết thúc, đảm bảo dân chủ và tính pháp lý, đặc biệt có kết quả đối với từng cán bộ giáo viên.

BGH tiến hành tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường học tập và nghiên cứu về Chuẩn NNGVTH và hướng dẫn cụ thể cách đánh gia GV theo Chuẩn theo 3 bước; GV hiểu được tác dụng của Chuẩn và xác định mục tiêu để học tập, rèn luyện, bồi dưỡng phát triển theo Chuẩn và xây dựng kế hoạch phấn đấu theo Chuẩn cho bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)