Tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị biến chứng xẹp tiền phòng sau phẫu thuật glôcôm (Trang 38 - 40)

- Những bệnh án không đủ thông tin để nghiên cứu

2.3. Tiến hành nghiên cứu

Gồm 2 phần: nghiên cứu hồ sơ cũ và khám bệnh nhân đến theo hẹn.Tập hợp toàn bộ hồ sơ bệnh án điều trị nội trú và ngoại trú của những bệnh nhân trong diện nghiên cứu, loại bỏ những hồ sơ không đạt yêu cầu.

2.3.1 Các thông tin lấy từ hồ sơ cũ

* Phần hỏi bệnh

Ghi nhận thông tin trong hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân này, điền các thông tin vào phiếu nghiên cứu

. Thông tin về: tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của bệnh nhân.

. Triệu chứng chủ quan : khi vào viện và khi xuất hiện xẹp tiền phòng. . Thời gian xuất hiện xẹp tiền phòng sau phẫu thuật

. Tiến triển của các triệu chứng trên: tăng lên, giữ nguyên, giảm đi

. Nơi điều trị trước đó: bệnh viện Tỉnh, huyện, phòng khám tư, hoặc khoa khác trong bệnh viện mắt chuyển đến.

. Phương pháp điều trị trước đó: thuốc gì, phẫu thuật gì ? * Phần khám bệnh

Các thông tin cần ghi lại trong phần khám bệnh của hồ sơ cũ gồm: +Thị lực: theo bảng thị lực vòng hở Landolt

+Nhãn áp (NA): bằng nhãn áp kế Maclacốp khi vào điều trị glụcụm, khi bị xẹp tiền phòng, khi ra viện.

+ Kết quả thị trường: bằng thị trường kế Maggiore, Goldmann hoặc Humphrey.

+ Độ sâu tiền phòng đo bằng siêu âm A, phương pháp Smith trước khi phẫu thuật, khi bị xẹp tiền phòng, khi ra viện =? mm.

+ Xác định hỡnh thỏi glụcụm (gúc đúng, gúc mở) bằng kết quả soi góc + Giai đoạn glụcụm: xác định giai đoạn glụcụm dựa vào NA, tổn thương đĩa thị giác và thị trường theo Poliak

+ Chiều dài trục nhãn cầu và kích thước TTT tính = mm đo bằng siêu âm A

+ Tình trạng giỏc mạc: trong, loạn dưỡng, sẹo… trước khi phẫu thuật, khi bị xẹp tiền phòng, khi ra viện.

+ Tình trạng đục TTT: trong, đục tiến triển, đục căng phồng, đục hoàn toàn...

+ Ghi nhận nguyờn nhân gõy biến chứng xẹp tiền phòng.

+ Ghi nhận thời gian xuất hiện biến chứng xẹp tiền phòng sau phẫu thuật + Ghi nhận phương pháp điều trị trong hồ sơ cũ gồm: điều trị glụcụm, glụcụm +đục TTT bằng phẫu thuật gì, thuốc gì? trước khi xảy ra biến chứng, và điều trị biến chứng xẹp tiền phòng bằng: nội khoa, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa chuyển sang điều trị ngoại khoa bằng thuốc gì, phẫu thuật gì?

. Điều trị nội khoa: băng ép, thuốc dãn đồng tử, kháng sinh, cocticoid, kháng viêm không steroid, thuốc hạ NA, thuốc dinh dưỡng giác mạc…đó dùng thuốc gì và thời gian điều trị.

. Điều trị ngoại khoa: khâu lại lỗ rò, tháo dịch hắc mạc, bơm chất khí, chất nhầy, chất lỏng (dung dịch nước muối, ringer…), can thiệp dịch kính, lấy TTT ngoài bao thông thường hay phaco, laser quang đông thể mi…có đặt IOL(thủy tinh thể nhân tạo) hay không.

. Khi điều trị nội khoa thất bại phải chuyển sang điều trị ngoại khoa:cách thức và thời gian điều trị nội khoa trước đó và cách điều trị ngoại khoa tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị biến chứng xẹp tiền phòng sau phẫu thuật glôcôm (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w