Giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 46)

1.3. Đặc điểm học sinh THPT và giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh

1.3.2. Giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh trường trung học phổ thông

1.3.2.1. Mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông

* Mục tiêu tổng quát của việc giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT là trang bị cho học sinh những điều kiện cần thiết về bản thân, công việc và các chuẩn mực xã hội để từ đó, các em rèn luyện hành vi ứng xử với chính bản thân, với việc học tập, với mọi người trong gia đình, bạn bè, thầy cơ, người thân, quen, với các hoạt động chung trong nhà trường, xã hội phù hợp với khả năng của các em và điều kiện thực tế các em đang sống.

Mục tiêu cụ thể của giáo dục KNS cho học sinh THPT là:

Giúp các em an toàn: đây là mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy KNS cho

học sinh. Bởi mục đích cuối cùng của việc dạy KNS là để các em an tồn hoặc có thể tự bản vệ bản thân. Qua việc học và thực hành một số bài học, các em có kiến thức và kinh nghiệm để có thể ứng phó với những tình huống nguy hiểm, khẩn cấp.

Giúp học sinh trải nghiệm: trải nghiệm khơng chỉ cho học sinh ít nhiều làm

quen với tình huống đó mà cịn khơi gợi cho các em những ý tưởng, suy nghĩ về những điều liên quan, từ đó có thể tự mình xử lý khi gặp hoàn cảnh tương tự..

Giúp học sinh thích nghi: mỗi người khi lớn lên phải trải qua nhiều môi

trường, phải tham gia nhiều hoạt động, nếu khơng rèn được sự thích nghi thì các em khơng thể hịa nhập, khơng thể tự mình phát huy năng lực trong mơi trường, hoạt động đó. Do đó, một trong những mục đích của việc giáo dục KNS là phải giúp các em có kiến thức, nhận thức, trải nghiệm, kinh nghiệm… về những môi trường, những hoạt động mà từ đó các em có thể nhanh chóng hịa nhập và thể hiện mình. Chẳng hạn, rèn cho học sinh tự tin trình bày trước đám đơng sẽ giúp các em thích nghi với những hoạt động như làm việc nhóm, thuyết trình trước đơng đảo người nghe, thực hành kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lãnh đạo…

Giúp học sinh thực hành: Đôi khi sự chăm chút quá mức của cha mẹ khiến

các em mất đi nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Do đó, giáo dục kỹ năng sống có một mục tiêu quan trọng là giúp học sinh thực hành những hoạt động gần gũi với đời sống. Có nhiều hoạt động cần thực hành thì các em mới có thể làm được, từ đó mới thuần thục và có thể tự mình làm được trong những trường hợp cần thiết.

Giúp các em tự tin: khi có kiến thức, có kỹ năng, có trải nghiệm, biết cách

thực hành…, các em học sinh sẽ tự tin hơn, không chỉ trong xử lý tình huống cụ thể mà cịn có thể giúp người khác vượt qua hồn cảnh khó khăn, thay vì chỉ biết trơng cậy vào sự giúp đỡ của người khác. Trong nhiều trường hợp, chính sự tự tin là chìa khóa quan trọng để vượt qua khó khăn; với những học nhút nhát, lại càng cần giúp các em có được sự tự tin hơn.

* Nội dung hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT:

Về nội dung giáo dục kỹ năng sống, cần phải giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, bảo đảm vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục. Nội dung giáo dục kỹ năng sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần.

Nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kĩ năng tâm lý – xã hội là những kĩ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Việc hình thành những kĩ năng này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với việc hình thành các kĩ năng học tập như: đọc, viết, tính tốn, máy tính,…

Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phương. GV có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS của trường, lớp mình cho phù hợp.

Đối với học sinh THPT, tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học và trung học cơ sở, tập trung giáo dục những kỹ năng sống cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học...

KNS là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với học sinh, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin hơn, phù hợp với điều kiện các em, qua đó góp phần hồn thiện bản thân trước những đòi hỏi của cuộc sống. Theo đó, nhóm kỹ năng chính sau đây cần được giảng dạy và rèn luyện cho học sinh:

- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (kỹ năng tự nhận thức;

lòng tự trọng; sự kiên quyết; kỹ năng đương đầu với cảm xúc; kỹ năng đương đầu với căng thẳng…). Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển bùng nổ của khoa học và cơng nghệ đã một phần nào đó làm ảnh hưởng khá lớn tới giới trẻ hiện nay, đặc biệt là học sinh với đặc tính thích khám phá và tìm tịi. Sự lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ của đồ chơi, điện thoại, máy tính, máy tính bảng… làm cho khơng ít học sinh thiếu những kỹ năng sống cơ bản để thích nghi và tồn tại với với cuộc sống.

Các em khơng biết mình là ai, khơng biết mình phải làm gì, khơng biết được khả năng của mình tới đâu, mình cần và mình mong muốn những gì từ cuộc sống. Từ đó mà dẫn tới, các em thường xun có những suy nghĩ tiêu cực, khơng đặt ra được mục tiêu phấn đấu của bản thân cho cuộc sống và dễ vấp ngã vào những thói hư tật xấu, cùng những hiểm họa từ xã hội. Một trong số kỹ năng sống cốt lõi, rất cần thiết được giáo dục cho học sinh hiện nay là nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình.

Tự nhận thức (hay còn gọi là nhận thức về bản thân) là khả năng bản thân nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình

có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó… Kỹ năng biết tự nhận thức giá trị bản thân giúp các em hiểu rõ bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân.

Xác định giá trị bản thân một cách đúng đắn sẽ giúp các em tự nhận thức rõ giá trị, vị trí của chính bản thân mình trong cuộc sống, ngoài ra giúp các em xác định được rõ những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân từ đó nhận ra được những khả năng tiềm ẩn của mình trong những lĩnh vực khác nhau như: khoa học, văn hóa, nghệ thuật… Đồng thời, các em biết học cách sống tích cực hơn, tránh xa thói sống tiêu cực, biết rõ đâu là điểm dừng tốt nhất cho bản thân, và đặc biệt biết tự đặt ra những mục tiêu thiết thực phấn đấu cho tương lai sau này.

- Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với những người xung quanh (kỹ năng

thiết lập tình bạn; kỹ năng cảm thông; kỹ năng đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè; kỹ năng thương lượng; kỹ năng giải quyết xung đột không dùng bạo lực; kỹ năng giao tiếp có hiệu quả…); Những mối quan hệ xung quanh có sự ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến những bước tiến trong cuộc đời của mỗi người, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ anh em, gia đình... đó là những yếu tố tạo nên môi trường tâm lý – xã hội của học sinh. Giáo dục KNS về nhận biết và sống với những người xung quanh sẽ giúp cho các em tạo dựng được những mối quan hệ tích cực, để từ đó giúp hình hành tính tích cực và kỹ năng sống với những người xung quanh, biết cảm thông, chia sẻ, giao tiếp hiệu quả ở các em học sinh.

- Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề…). Đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và mọi thứ khác xoay quanh cuộc sống của mỗi người nói chung và của học sinh THPT nói riêng. Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân.

Trong cơng việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, ta thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Để giúp học sinh có được kỹ năng này, chúng ta cần giáo dục cho học sinh cách tư duy và nhận biết vấn đề. Khuyến khích học sinh nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt cho mọi vấn đề đang gặp phải. Nhận phản

hồi từ những người xung quanh có những quan điểm, suy nghĩ khác để có tầm nhìn rộng hơn và từ đó, chọn ra một giải pháp. Luyện tập, hình dung trước và giải quyết vấn đề trước khi chúng phát sinh. Chúng ta càng có sẵn nhiều cơng cụ thì chúng ta sẽ ngày càng trở thành người giải quyết vấn đề giỏi hơn. Nghĩ ra những phương án giải quyết tốt hơn, thay vì xem chúng đúng hay sai.

1.3.2.2. Các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thơng

Về hình thức tổ chức, việc dạy học các mơn học và triển khai hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là những hình thức tỏ ra thích hợp cho việc tổ chức thực hiện giáo dục KNS. Những hoạt động trên tạo điều kiện học sinh hình thành và phát triển những KNS cần thiết, như giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, chia sẻ, ứng phó với những tình huống trong cuộc sống hàng ngày,... đồng thời học sinh có cơ hội bộc lộ những KNS mà các em đã có được.

Trong thực tế, giáo viên cũng nhận thấy rằng rất nhiều KNS đã được hình thành và phát triển cho học sinh ngay trong bài giảng, tuy nhiên những kĩ năng này chưa được đề cập một cách rõ ràng với tư cách là KNS mà chỉ ở dạng các kĩ năng cơ bản cần thiết của bộ môn, chẳng hạn kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp cùng các kĩ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...

Trong nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở từng lớp của cấp THPT cũng đã có nhiều nội dung liên quan tới giáo dục kĩ năng sống, chẳng hạn như chủ đề tình bạn, tình yêu và gia đình đã chứa đựng các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chia sẻ kinh nghiệm học tập và rèn luyện, kĩ năng cùng tham gia các hoạt động tập thể,…. Thực tế cho thấy các kĩ năng này đã được giáo viên chuyển tải cho học sinh và các em dần chiếm lĩnh được chúng, song giáo viên lại khơng nghĩ rằng mình đang thực hiện công việc giáo dục kĩ năng sống.

Các trường có thể chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống hoặc liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Để đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống, khuyến khích các trường liên kết với các đơn vị vừa có chương trình giáo dục kỹ năng sống cho người học vừa có chương trình bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về giáo dục kỹ năng sống. Đồng thời nhà trường giáo dục kỹ năng sống thơng qua việc tích hợp vào các mơn học và

các hoạt động giáo dục; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong và ngoài nhà trường...

KNS khơng phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong suốt cả cuộc đời. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc (gia đình, nhà trường và xã hội), trong nhà trường có thể được thực hiện qua các cách thức sau đây:

- Tích hợp với nội dung các bài học ở tất cả các môn học; - Thực hiện trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; - Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội.

Kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành thơng qua hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường

Việc giáo dục KNS không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các mơn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà cịn phải được thực hiện ở các mơi trường giáo dục khác như gia đình, xã hội, bằng các hình thức khác nhau như:

+ Trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội;

+ Bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt động tiếp cận khoa học-kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại;

+ Qua các hoạt động Đoàn, Đội chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình “Học làm người có ích”, Chương trình “Một ngày để sống -Sống có niềm tin”, Chương trình “Một ngày để sống - Sống biết tiết kiệm”, Chương trình “Vượt qua nỗi sợ hãi”, Chương trình “Học kì quân đội”….

1.3.2.3. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thơng

Có nhiều phương pháp giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT, song cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường. Có thể kể đến một số phương pháp cụ thể như sau:

Phương pháp động não: là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời

gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong cuộc sống thực tế của học sinh. Phương pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở. Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn. Tất cả mọi ý kiến đều cần được GV hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay.

Nhờ khơng khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp các em dễ hồ nhập vào cộng động nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.

Phương pháp thảo luận nhóm: thực chất của phương pháp này là để học sinh

bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học. Câu hỏi mà các em bàn bạc có thể là kiểu câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.

Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm đã chứng minh rằng nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ mà kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, là tăng tính khách quan khoa học; kiến thực trở nên sâu sắc, bền vững, dễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 46)