Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 50)

trung học phổ thông

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Giáo dục nhà trường: Trong nhiều yếu tố tác động đến việc giáo dục KNS

cho HS, giáo dục nhà trường giữ vai trò quan trọng. Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. Giáo dục nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.

Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giáo dục KNScho học sinh. Với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, cơng đồn, Đồn thanh niên là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Hiện nay, công tác giáo dục KNS trong các trường THPT chỉ dừng lại ở mức độ tích hợp với các hoạt động ngoại khóa và các tổ chức đồn thể. Bên cạnh đó, chính là sự thiếu vắng hay hết sức sơ sài của các môn học về KNS trong nhà trường.

Mặc dù nhà trường có vai trị chủ đạo đến việc hình thành KNS nhưng cũng ở mức độ nhất định. Việc nhận thức đầy đủ về KNS và giáo dục KNS trong nhà trường vẫn chưa được chú trọng, có chăng chỉ là những KN riêng lẻ được tích hợp qua một số môn học. Đồng thời, giáo viên thường nhấn mạnh mặt nhận thức, mặt lý luận mà xem nhẹ mặt hành vi, mặt thực hành.

Cán bộ quản lý: Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường trong các trường THPT là người trực tiếp quản lý các tổ chức, đồn thể trong nhà trường, trong đó

có Đồn thanh niên, nên có tác động khơng nhỏ tới hoạt động GD KNS trong đồn viên thanh niên..

Thầy cô giáo: Các thầy cô giáo với sự mẫu mực, kinh nghiệm, tri thức phong

phú là những tấm gương thiết thực để giáo dục KNS cho HS. Ngay từ nhỏ, các em đã được dạy KNS với nội dung cụ thể như cách chào hỏi, kỹ năng tự chơi, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm... Các nội dung này được đưa vào chương trình qua các môn học như giáo dục công dân, sinh học, văn học, mỹ thuật, thể dục... Thầy cơ vì thế có thể phát huy ưu thế của mình trong giáo dục KNS cho HS; đồng thời có thể hạn chế, cải tạo những tác động tự phát, ngẫu nhiên, tiêu cực của gia đình và xã hội. Sự giáo dục của thầy cơ trong nhà trường giúp hình thành hành vi tích cực; hạn chế, loại bỏ những hành vi tiêu cực trước những tình huống gặp phải.

Trong thực tế bản thân giáo viên cũng khơng có đủ trình độ nhận thức và kỹ năng giảng dạy kỹ năng sống để thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh theo hướng tích cực. Do đó, được trang bị kiến thức về kỹ năng sống là điều rất cần thiết đối với các giáo viên để giáo viên trực tiếp truyền tải đến học sinh nhằm giúp các em có những hành động tích cực thay vì giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên phân tích được một số nội dung kỹ năng sống cho học sinh; giải thích được các nguyên tắc dạy học tích cực trong giảng dạy kỹ năng sống; bước đầu hình thành được các kỹ năng cơ bản để tiến hành giờ dạy kỹ năng sống cho học sinh như kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng tạo động lực, điều khiển nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng đánh giá và khích lệ học sinh… Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng hợp tác trong dạy học…

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Yếu tố từ chính các em học sinh:

- Trình độ nhận thức của học sinh: ở lứa tuổi này các em phát triển rất nhanh chóng về tâm sinh lý. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc tị mị, xu thế thích ứng những cái mới lạ, thích được tự khẳng định mình, thích làm người lớn, dễ hành động bột phát, như cầu giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi… cũng phát triển. Học sinh chưa nhận thúc đầy đủ về giá trị sống và có KNS cần thiết, được biểu hiện thông qua những dấu hiệu: thiếu kinh nghiệm sống và suy nghĩ còn nơng

cạn, cảm tính, ứng phó khơng lành mạnh trước những áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là áp lực tiêu cực từ bạn bè và người xấu, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, tự vẫn và các hành vi bạo lực với người khác.

- Ý thức học sinh: học sinh ở lứa tuổi học sinh THPT có nhu cầu tự giáo dục mạnh mẽ, các em đã tự ý thức được những gí trị mà các em cho là hữu ích với cuộc sống như: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt… Đồng thời, các em bắt đầu hình thành ý thức về nghề nghiệp, tự phấn đấu, nỗ lực trong học tập để thực hiện ước mơ, hồi bão của mình. Ý thức của học sinh về KNS còn phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như:

+ Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách bản thân.

+ Năng lực tổ chức tự giáo dục: lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp, phương tiện thực hiện…

+ Sự nỗ lực của học sinh để vượt qua khó khăn, trở ngại trong q trình thực hiện kế hoạch tự giáo dục.

+ Tự kiểm tra kết quả tự giáo dục để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. - Hứng thú, động cơ của học sinh: ở lứa tuổi này các em chưa có khả năng làm chủ cảm xúc bản thân nên cũng chưa có khả năng nhận biết lập trường, niềm tin cũng như khả năng của bản thân, khơng có khả năng đối mặt với thất bại trong cuộc sống, từ đó thiếu hứng thú, động cơ nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ người khác, đặc biệt là chưa quan tâm đến để trau dồi các giá trị sống và rèn các KNS cần thiết.

- Sự phấn đấu rèn luyện bản thân của học sinh: hầu hết học sinh ở lứa tuổi này chưa có khả năng nhận biết trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước. Trong cuộc sống nhiều em chỉ lo học và vui chơi mà quên chăm sóc bản thân, ít tham gia các môn thể dục, thể thao rèn luyện thể chất, rèn kỹ năng. Rất ít học sinh ở các trường THPT được tiếp cận ở mức độ thường xun với các thơng tin về KNSnói chung, từng KNS cụ thể nói riêng. Do vậy phần lớn học sinh chưa nhận thức được bản chất, mức độ cần thiết phải xây dựng và rèn luyện giá trị sống và KNS, lúng túng, thiếu ý thức, biện pháp để xây dựng và rèn luyện giá trị sống và KNS.

Yếu tố từ các bậc phụ huynh: Giáo dục gia đình (phương pháp giáo dục của

bố mẹ đối với con cái): gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Vì vậy, mỗi

người ln hướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ. Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ, giá trị sống và KNS… đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cảu các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ… đặc biệt là mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cịn lạ lẫm chưa nhận thức được sự cần thiết của KNS hoặc q nng chiều con em khiến các em ít có điều kiện thực hành, thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, chưa tìm được định hướng KNS một cách thường xuyên, đúng hướng.

Yếu tố từ bạn bè: ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn.

Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi, đùa nghịch, nhiều lúc có hành động khơng phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em, các em rất dễ bị xúc động khai có một tác động nào đó, bản thân các em dễ bị lơi kéo, kích động, lịng kiên trì và khả năng tự kiềm chế yếu.

Yếu tố về sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: ngày nay, sự phát triển nhanh

chóng của các lĩnh vực xã hội cũng có tác động lớn đối với học sinh. Bên cạnh những mặt tích cực, thì những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, của sự bùng nổ thông tin, của sư du nhập lối sống thực dụng… đã tác động mạnh mẽ đến học sinh. Nếu không được trang bị các KNS cần thiết và có bản lĩnh vững vàng thì các em dễ trở thành nạn nhân của tình trạng lạm dụng hay bạo lực, căng thẳng, mất lòng tin, mặc cảm, làm các em khơng muốn tìm kiếm sự giúp đỡ tích cực của bạn bè cùng lứa tuổi hay của người lớn mà hành động theo cảm tính của mình. Mặt khác, những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống gia đình. Một số gia đình mải mê với cơng việc của mình khơng có điều kiện để quan tâm, chăm sóc con cái một cách đầy đủ, nhất là về mặt tinh thần, khiến nhiều em rơi vào tình trạng bị sao nhãng, bị bỏ rơi.

Phương tiện thông tin đại chúng: HS là lực lượng nắm bắt thông tin nhanh,

tin vơ bổ, thậm chí có hại nếu khơng biết phân biệt và tập nhiễm. Internet, tivi, phim ảnh, báo chí âm nhạc có thể là một phương tiện giáo dục nhưng cũng có thể là nguyên nhân nảy sinh hành vi tiêu cực ở HS. Nhiều ca khúc nhạc trẻ tình cảm sướt mướt, uỷ mị, nhiều bộ phim yêu đương với những cách xử lý tình huống phi hiện thực, game online với tính bạo lực tràn lan, những website nội dung khơng lành mạnh… ít nhiều ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, hành vi của HS.

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT là hoạt động hết sức quan trọng và cấp thiết hiện nay nhằm hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử lành mạnh, mang tính chất xây dựng; thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an toàn. Giáo dục KNS cần sự phối hợp tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, gồm BGH, Đoàn trường, Thành Đồn, Cơng đồn, Giáo viên, Phụ huynh học sinh. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục KNS cho học sinh, người quản lý phải nắm vững cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, bản chất của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội, lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai thực hiện giáo dục giá trị sống và KNS, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục thực hiện các chức năng quản lý theo qui trình, kế hoạch, tổ chức, điều phối, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và thông tin thường xuyên, kịp thời.

Chương 1 đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về giáo dục giá trị sống và KNS, tầm quan trọng trong công tác giáo dục, cũng như quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Muốn đề ra được các biện pháp mang tính khả thi và có hiệu quả, địi hỏi người CBQL phải nắm vững những vấn đề lý luận đã trình bày ở chương này để đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng công tác giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay ở các trường THPT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vẫn đề cơ bản về lãnh đạo, quản lý và sự vận

dụng và điều hành nhà trường – Bài giảng Cao học Quản lý giáo dục, K9

(2009-2011), trường Đại học Giáo dục – Đai học Quốc Gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (chủ biên), Bùi Văn Quân (2006), Hỏi đáp Giáo dục học,

tập 1. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2003), “Giáo dục kỹ năng sống cho người học”, Tạp chí

Thơng tin Khoa học giáo dục (100), Hà Nội.

4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kỹ năng sống, Giáo trình dành cho sinh

viên Cao Đẳng Sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Bình (2008), Xây dựng và thực hiện một số chủ đề giáo dục

kỹ năng sống cơ bản cho học sinh Trung học phổ thông, Đề tài Khoa học Công

nghệ cấp Bộ, mã số B2007-17-57, Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), Nguyễn Kim Dung, Lƣu Thu Thủy, Vũ

Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

10. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD & ĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục

và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường THPT, giai đoạn 2008-2013”, Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Chỉnh (1980), Chuẩn bị cho sinh viên Làm công tác giáo dục ở

nhà trường trung học phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Khắc Chƣơng (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Giáo trình

dùng cho học viên cao học Quản lý Giáo dục, Hà Nội.

11. Đào Xuân Dũng (2002), Giáo dục giới tính và sự phát triển của vị thành niên.

Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

12. Lê Kim Dung (2003), Chương trình thực nghiệm giáo dục sống khỏe mạnh và

kỹ năng sống với sự hỗ trợ của UNICEF, Báo cáo tại Hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” từ 23-25/10/2003, Hà Nội.

13. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý. Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

14. Dƣơng Tự Đam (1999), Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên.

Nxb Thanh niên, Hà Nội.

15. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học

kỹ thuật, Hà Nội.

16. Điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh khóa X được Đại hội Đồn tồn quốc lần

thứ X, thơng qua ngày 12/12/2012.

17. Nguyễn Minh Đức (1990), Về đổi mới quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nghiêm Đình Vì, Trần Kiều (2002), Giáo dục

thế giới đi vào thế kỷ XXI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (1989), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (chủ biên (2001), Phát triển toàn diện con ngườitrong thời

kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 50)