Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 46 - 50)

* Đối với GVCN:

- Tổ chức sinh hoạt giáo dục KNS là căn cứ để đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm của giáo viên trong từng học kì, năm học.

- GVCN cần có: Kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh và được ban chỉ đạo kiểm tra cuối học kì.

- GVCN ghi nhận xét đánh giá mức độ tham gia của từng HS qua phiếu liên lạc, sổ chủ nhiệm từng tháng, từng học kì.

- Được ban chỉ đạo kiểm tra dự giờ, thăm lớp. * Đối với học sinh:

- Hoạt động giáo dục KNS là căn cứ để đánh giá hạnh kiểm học sinh từng tháng, học kì.

- Cuối học kỳ I, cuối năm học ban giám hiệu tổ chức đánh giá xếp loại HS và tập thể lớp. Kết quả xếp loại giáo dục KNS là 1 tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong năm học...

- Có thể đánh giá hiệu quả giáo dục KNS của học sinh thông qua những hành động, cách ứng xử, cách xử lý tình huống phát sinh trong quá trình học tập, rèn luyện và qua mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô và với công việc của học sinh.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng trung học phổ thông trung học phổ thông

1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Quản lý mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT: quản lý việc xây dựng các mục tiêu trong công tác giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT, quản lý việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đã đề ra, có biện pháp điều chỉnh, bổ sung khi khơng hợp lý; căn cứ và công tác quản lý mục tiêu giáo dục KNScho học sinh các trường THPT, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện, đề ra các biện pháp thực hiện để thực hiện mục tiêu đề ra. [34, tr.22]

xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ Ban Chấp hành các chi đồn, Bí thư đồn các trường, GV, GVCN, GV bộ môn, cộng tác viên giáo dục giá trị sống và KNS, kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống và KNS… Khi quản lý kế hoạch giáo dục KNS người CBQL cần phải chú ý:

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh với mục tiêu giáo dục chung trong nhà trường.

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý học sinh THPT để có hiệu quả giáo dục cao.

- Các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát, tính cụ thể, tính khả thi.

1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Việc tổ chức thực hiện giáo dục KNS bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục KNS và việc tổ chức thực hiện những chương trình, nội dung đó và kiểm tra kết q được thơng qua hoạt động cụ thể.

- Thành lập ban chỉ đạo cụ thể, để theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, nội dung.

- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

- Tổ chức tốt các hoạt động theo qui mô lớn, hối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục KNScho học sinh.

- Giúp chủ nhiệm lớp, chi đoàn học sinh tiến hành hoạt động ở đơn vị mình có hiệu quả.

- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường trung học phổ thông.

- Xây dựng, củng cố đội ngũ Ban Chấp hành chi đoàn học sinh, chi đoàn giáo viên, giáo viên chủ nhiệm thành lực lượng giáo dục KNS nòng cốt.

- Chỉ đạo giáo dục KNS thơng qua các hoạt động của tổ chức Đồn trong nhà trường và các mơn học, hoạt động ngoại khóa…

niên, GVCN, GV bộ môn và các lực lượng khác thực hiện hoạt động giáo dục KNScho học sinh.

- Tổ chức phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống và KNS, quản lý việc phối hợp của các lực lượng giáo dục KNS diễn ra trong nhà trường và ngồi nhà trường, đó là: sự phối hợp giữa Cán bộ quản lý với cơng đồn, GVCN, GV bộ mơn, các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường và ngồi nhà trường, PHHS, cộng đồng xã hội, trung tâm văn hóa thành phố, trung tâm thơng tin thể thao thành phố/tỉnh, trung tâm bồi dưỡng KNScho học sinh.

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục KNS có hiệu quả: Quản lý việc đầu tư, phát triển và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giáo dục KNScho học sinh trong nhà trường, cũng như của tổ chức Đoàn trong nhà trường và từng hoạt động cụ thể. Cần nắm rõ mức độ đáp ứng, khả năng tăng cường và tính hiệu quả của từng loại cơng cụ, phương tiện.

1.4.3. Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Chỉ đạo giáo dục KNS cho học sinh là công việc được thực hiển bởi các chủ thể giáo dục, thông qua hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường. Đây là nhân tố cơ bản quyết định hiệu quả của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn sẽ giúp cho các chủ thể hạn chế được nhược điểm, khiếm khuyết, liên kết, gắn bó các thành viên và học sinh, tạo ra sức mạnh để tận dụng mọi cơ hội và sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để phục vụ cho hoạt động giáo dục.

Chỉ đạo giáo dục thể hiện qua các chức năng vốn có của hoạt động quản lý. Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý. Là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình chỉ đạo hoạt động. Có thể xem xét hoạt động chỉ đạo giáo dục KNS cho học sinh hiện nay qua việc chỉ đạo từ lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra hoạt động GD KNS. Cụ thể:

Trong lập kế hoạch nhà quản lý cần chỉ đạo sát sao từ việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động đến việc xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong nhà trường.

Chỉ đạo thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu nhưng nguồn lực đã có và sẽ khai thác.

Chỉ đạo các bước đi cho hoạt động GD KNS cần thực hiện theo 4 bước: Bước 1: Nhận thức đầy đủ về yêu cầu của hoạt động giáo dục KNS; Bước 2: Phân tích trạng thái xuất phát của đối tượng quản lý;

Bước 3: Xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Đây là điều kiện làm cho kế hoạch khả thi;

Bước 4: Xây dựng sơ đồ khung cho việc lập kế hoạch.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh

Chức năng kiểm tra là chức năng cố hữu của quản lý. Khơng có kiểm tra sẽ khơng có quản lý. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý. Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Kiểm tra là một quá trình thường xuyên để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn, xử lí. Mục đích của kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay khơng và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra người quản lý cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra. Nhà quản lý có thể kiểm tra các vấn đề như: kiểm tra kế hoạch, tài chính hay chuyên môn.

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS là quản lý về mục tiêu, nội dung, hình thức, chủ thể, đối tượng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh nhằm giúp nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Như vậy, sản phẩm giáo dục con người phải được đánh giá trên các mặt; chất lượng kiến thức (văn hóa), chất lượng kỹ năng (KNS), chất lượng thái độ (đạo đức). Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, thái độ và kỹ năng của các em.

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS là làm cho quá trình giáo dục KNS vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Về nhận thức: giúp các lực lượng giáo dục có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNScho học sinh trong xã hội hiện nay.

- Về thái độ, tình cảm: giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong q trình giao tiếp. - Về hành vi: hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và tích cực tham gia quản lý giáo dục KNS cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 46 - 50)