4.2 .Phương pháp cho xây tầng
5. Di chuyển đàn ong
5.1. Di chuyển đàn ong trong vườn
Cũng giống như mối, kiến, ong mật là côn trùng sống thành xã hội, cấu trúc xã hội của ong mật có đặc điểm rất phức tạp. Giữa các cá thể có cấu tạo về cơ thể, có sự phân công nhất định mà chức năng này hướng tới việc duy trì và
bảo vệ cuộc sống của cả đàn. Chính vì vậy mà một trong những đặc tính sinh học của ong mật là rất nhớ vị trí nơi ở của mình. Sau khi ra khỏi tổ dù bất cứ ở
đâu các con ong thợ đều biết đường trở về. Sở dĩ có đặc tính này là ngay từ khi
còn nhỏ tuổi khoảng từ 8 – 12 ngày tuổi các con ong non thường ra khỏi tổ từ
đầu giờ chiều để tập bay và định hướng vị trí tổ và các vật xung quanh. Người
ni ong thường nhận thấy rằng con ong thợ non khi ra khỏi tổ đều quay đầu
trở lại. Đặc biệt hơn ong mật cịn có khả năng quyết định phương hướng rất tốt, nhờ mắt ong phát hiện được ánh sáng phân cực trên trời chiếu xuống, kể cả lúc trời bị mây mù che phủ. Và với đặc tính này mà xã hội ong duy trì sự ổn định
và phát triển và đây là đặc điểm mà người nuôi ong cần rất lưu ý trong việc phát triển nghề ni ong lấy mật
Do đặc tính của ong chỉ có khả năng tìm kiếm thức ăn ở nơi ở của mình
dưới bán kính 1000 m. Bởi vậy người nuôi ong di chuyển đàn ong đến nơi cách vị trí cũ trên 1000 m các con ong sau khi đi làm sẽ không biết đi đường trở về
với nơi ở cũ. Nhưng nếu đàn ong được di chuyển ở khoảng cách gần 1000 m
thì các con ong thợ sau khi đi làm không về vị trí mới vẫn trở về vị trí cũ. Người mới ni ong chưa nắm được đặc tính sinh học của ong là nhất vị trí cũ nên hay bưng đàn ong từ vị trí này sang chỗ khác dẫn đến hậu quả đàn ong sẽ mất toàn bộ đàn ong thợ đi làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn ong. Ngoài ra
khi các con ong trở về vị trí cũ khơng thấy tổ của mình sang đàn khác đánh nhau dẫn đến chết ong thợ của cả 2 đàn .
- Để giúp người ni ong đang có những đàn ong nơi khơng thích hợp + Chỗ đặt chật hẹp, nhiều đàn gần nhau + Đàn bị nắng, gần ao Hình: 1.46. Đàn ong đặt chỗ chật hẹp + Thùng ong đặt ở nơi gần bếp + Đặt những nơi không được sạch: Chuồng lợn, nhà vệ sinh
+ Những nơi người, xe đi lại nhiều làm chấn động đàn ong
Hình: 1.47. Đặt thùng ong gần bếp
- Tất cả các đàn ong đặt vị trí trên đều không thuận lợi cho sự phát triển của
đàn ong.
+ Ong dễ bị bệnh
+ Các sản phẩm của ong như mật, phấn có chất lượng khơng đảm bảo và cho hiệu quả kinh tế không cao
- Việc chuyển các đàn ong này đến vị trí mới là rất cần thiết
+ Người mới nuôi ong chưa nắm được đặc tính sinh học của ong là nhớ vị trí cũ nơi ở bán kính dưới 1000 m. Là chỉ cần chuyển vị trí đàn ong ở bất cứ nơi nào cũng được và hậu quả là mất toàn bộ ong thợ ở tuổi đi làm ngồi ra khi ong trở về khơng thấy đàn. Ngồi ra khi các con ong trở về vị trí cũ khơng thấy tổ của mình sang đàn khác đánh nhau dẫn đến chết ong thợ của cả 2 đàn .
Các bước di đàn ong trong vườn nhà Bước 1:
* Chuẩn bị chỗ đặt ong - Chọn nơi sạch sẽ, khô ráo
- Đủ rộng để thuận lợi cho quản
lý, chăm sóc đàn
- Nơi có bóng cây che mát - Nơi kín gió vào mùa đông
- Không bị nước trôi vào mùa mưa bão
- Không bị chấn động, xa các đàn
ong khác Hình: 1.48. Chuẩn bị chỗ đặt ong * Chuẩn bị thùng ong
- Nếu chỉ chuyển 1 đàn ong: Cần chuẩn bị một thùng không và 1 giá đỡ - Nếu chuyển nhiều đàn ong một lúc: cần chuẩn bị nhiều thùng không và nhiều giá
đỡ thùng
Lưu ý: Sử dụng các dụng cụ thúng, thùng
Hình: 1.49. Thùng ong khơng
* Thao tác di chuyển đàn ong - Vào buổi tối khi ong đã đi
làm về hết , bê đàn ong cần chuyển đến đặt vào vị trí đã chọn thao tác nhẹ nhàng tránh làm xáo trộn đàn ong - Đặt thùng khơng có ong
vào vị trí đàn vừa di chuyển
- Chuyển đàn ong đến vị trí mới
Hình: 1.51. Đàn ong chuyển đến vị trí mới
- Buổi sáng hơm sau thùng ong đặt ở vị trí mới, ong thợ
đi làm không bay về tổ ở vị
trí mới mà lại bay về vị trí ban đầu. Do vậy những
chiếc thùng không lúc này có tác dụng thu lại ong thợ
đi làm về để trả lại cho đàn
của nó .
Hình: 1.52. Thùng ong thu lại ong thợ
- Chờ ong vào thùng nhiều cần nhanh chóng chuyển
đàn ong này trở về tổ ở vị
trí mới
- Để ong không bay ra ta
dùng giấy chặn cửa tổ lại
- Đặt thùng khơng có ong bên trong xuống trước cửa ở vị trí mới ta mở cửa ra và mở cả nắp
Hình: 1.54. Mở cửa thùng bắt ong thợ
- Dùng cành lá quét nhẹ để ong ra nhanh hơn
Lưu ý: Không để ong ở lại thùng ong quá lâu sẽ làm chết ong thợ đói - Cứ sau vài giờ phải bê thùng hứng ong đến vị trí mới để cho ong nhanh chóng được về tổ của chúng
Hình: 1.55. Đuổi ong thợ ra khỏi thùng
- Vào khoảng 5 – 6 giờ chiều khi ong không đi làm nữa, bê thùng hứng ong lần cuối trong ngày để ong được về tổ hết
Chú ý: Ngày hôm sau nếu thấy ong cịn về vị trí cũ thì cần tiếp tục thao tác hứng ong như những lần trước cho đến khi ong quen chỗ mới không về chỗ cũ nữa thì mới dừng lại