Quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI (Trang 63 - 66)

BÀI 4 : QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO MÙA VỤ

1.Quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía Bắc

1.1. Quản lý đàn ong vụ Xuân – Hè

Vụ Xuân – Hè ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ được tính từ đầu

tháng 3 đến đầu tháng 7.

1.1.1. Đặc điểm thời tiết

- Nhiệt độ: Sang tháng 3, trời ấm dần. Tuy ban đêm lạnh nhưng ban ngày

ấm, ong bắt đầu đi làm tốt. Tháng 4 – 6 thời tiết ở miền Bắc nước ta rất thích

hợp cho đàn ong phát triển.

- Ẩm độ và lượng mưa: Cuối tháng 2 đầu tháng 3 mưa phùn kéo dài ẩm độ cao (85%) ảnh hưởng tới vụ Xuân sớm.

1.1.2. Nguồn mật.

Ở miền Bắc có các loại cây nguồn mật như: Vải nhỡ, vải thiều, nhãn,

bạch đàn trắng, sòi đất, bạch đàn liễu, keo tai tượng, các loại hoa rừng…… Cây nguồn phấn phong phú chất lượng tốt như; cam, chanh, bưởi, ngô…. Đây là thời điểm đàn ong phát triển nhanh và thu được nhiều mật.

1.1.3. Kỹ thuật quản lý đàn ong

- Khôi phục đàn ong qua đông: Dọn dẹp vệ sinh thùng ong và nơi nuôi

ong. Loại cầu cũ, sửa cầu, nhập đàn yếu, cho ong ăn kích thích, đề phịng xử lý bệnh.

- Cho xây bánh tổ mới: Có thể cho tất cả các đàn ong xây tầng, những

đàn lớn cho xây 2 bánh tổ một lúc.

- Thay chúa: Cuối tháng 2 đầu tháng 3 cần tận dụng khả năng đẻ trứng của ong chúa sau khi qua đơng vì thế chỉ cần thay chúa những đàn quá kém

hoặc bị bệnh. Tháng 3 tháng 4 là thời điểm tốt nhất để thay chúa vì chúa giao phối dễ thành công, chất lượng chúa tốt. Tháng 5 nên thay chúa những đàn

- Thu hoạch mật: Tháng 3 thu mật vải nhỡ, sau đó thu mật vải thiều. Tháng 4 thu mật nhãn tiếp đến là sòi đất, bạch đàn liễu, các loại hoa rừng, keo, vừng….

1.2. Quản lý đàn ong vụ Hè – Thu

Vụ Hè - Thu: Từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9.

1.2.1. Đặc điểm thời tiết

- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng cao dần. Tháng 7, 8 là tháng nóng nhất, co

ngày lên đến 37 – 38 0C. Đàn ong tiêu hao năng lượng lớn, ong thợ làm việc nhiều dẫn đến giảm tuổi thọ.

- Ẩm độ và lượng mưa: Mưa to kéo dài làm trôi mật, phấn nên bất thuận

cho sự phát triển của đàn ong.

1.2.2. Nguồn mật, phấn

Vào vụ này nguồn mật, phấn thường khan hiếm. Có nhiều loại kẻ thù hại ong như ong bò vẽ, ong bò lỗ, ong vàng, kiến, cóc…Bởi vậy vào mùa này ong nội thường bốc bay do thiếu thức ăn, do mắc bệnh, do kẻ thù uy hiếp. Đây là thời vụ khó khăn nhất trong năm.

1.2.3. Quản lý đàn ong

- Đối với ong Ý chuyển lên Mộc Châu khí hậu mát mẻ, phấn hoa phong

phú. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Còn ong nội đặt ong phân tán để tận dụng nguồn phấn rải rác, đề phòng ong cướp mật, che mưa, che nắng cho đàn ong.

- Những đàn ong yếu, rút bớt cầu ở đàn thưa quân, rút ngắn khoảng cách các cầu, trát kín thùng thu hẹp cửa tổ.

- Cho ong thêm nước đường với tỷ lệ 1,5 đường: 1nước ( ăn bổ sung).

Đàn 3 – 4 cầu ong nội cho ăn 1 kg đường trong 3 tối. Ong Ý nhiều cầu hơn nên

cho ăn lượng gấp đôi. Sau 2 – 3 tuần kiểm tra nếu ong thiếu mật tiếp tục cho ăn như trên.

- Diệt ong rừng và các địch hại khác.

1.3. Quản lý đàn ong vụ Thu – Đông

Vụ Thu – Đông: Đầu tháng 9 đến giữa tháng 12

1.3.1. Đặc điểm thời tiết

- Nhiệt độ: Trời mát mẻ dần, do vậy đàn ong nhanh chóng hồi phục và

phát triển. Tháng 11 có những ngày hanh khô nhưng chưa ảnh hưởng đến đàn ong.

1.3.2. Nguồn mật

- Tháng 9 – 10 đồng bằng có hoa táo, Mộc Châu, Sơn La cỏ cỏ cúc áo ( càng cua), miền núi có hoa rừng. Tháng 11, tháng 12 hoa dẻ, càng cua, cỏ lào,

Chân chim, Hà Giang có bạc hà dại,….Cây nguồn phấn có trinh nữ cao, ngơ, cỏ rác, ngải cứu…

1.3.3.Quản lý đàn ong

- Khôi phục đàn ong đầu vụ: Loại cầu cũ, vệ sinh thùng ong, sửa cầu.

Cho ăn kích thích ( 1 đường: 1 nước, đàn 3 cầu cho ăn 6 – 7 tối cách nhau 1- 2 ngày) để chúa đẻ mạnh, chia đàn sớm.

- Tạo chúa, nhân đàn: Thời vụ thích hợp là từ 1/10 đến 30/11/ Cần chủ

động tạo ong đực vì khả năng tự tạo ong đực của đàn ong kém. Từ cuối tháng 9

chọn đàn ong tốt ( đàn ong từ 4 – 5 cầu, đông qn, khơng bệnh) cho ăn no, cắt 2 góc dưới cầu để ong xây lỗ tổ ong đực. Khi ong đực sắp nở, tiến hành tạo

chúa, có thể tạo nhiều đợt. Chia đàn để tăng số lượng đàn, xây cầu (khi xây cầu cần cho ong ăn thêm để ong xây cầu nhanh).

- Thay chúa: kết hợp giữa chia đàn và thay chúa bằng cách nhốt chúa già, gắn mũ chúa hoặc thay chúa bằng cách bẻ què chân sau ong chúa rồi gắn mũ chúa vào cầu ong, như vậy có thể tận dụng khả năng đẻ trứng của ong chúa. - Chống rét đối với ong nội: Đặt ong tránh hướng Bắc, sử dụng rơm rạ, lá chuối khô, đặt vào khoảng trống giữa ván ngăn và thành thùng.

- Thu phấn hoa: Với ong ngoại từ tháng 8 đến tháng 11 có thể cho ăn thêm đường kết hợp với việc thu hoạch phấn hoa. Chỉ nên thu phấn vào buổi

sáng sớm để đàn ong đủ phấn phát triển tốt.

- Thu mật vụ đông: Từ giữa tháng 9 đến tháng 11 các đàn ong ngoại có thể thu mật cỏ cúc áo (càng cua) tại Mộc Châu, Yên Châu. Ở vùng cao của tỉnh Hà Giang thu hoạch mật Bạc Hà Dại vào cuối tháng 10 đến tháng 11. Cuối vụ trời lạnh chỉ thu mật những đàn còn đàn nhỏ và yếu vận chuyển về vùng thấp

để tăng cầu và nhân đàn.

Đối với ong nội (đàn ong mạnh hoặc khá) để thu mật táo. Sau đó chuyển đi vùng phấn để thay chúa và chia đàn.

1.4. Quản lý đàn ong vụ Đông – Xuân

Vụ Đông – Xuân: Giữa tháng 12 đến cuối tháng 2.

a. Đặc điểm thời tiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhiệt độ: Trời lạnh, có những ngày rét đậm nhiệt độ xuống dưới 5 0C. Giữa những đợt rét có những ngày ấm ong thợ đi làm được.

- Ẩm độ: Cuối vụ có mưa phùn độ ẩm cao.

b. Nguồn mật, phấn

- Đầu vụ có cỏ Lào, chân chim, cuối vụ có mận, mơ, đào, cam, chanh,

bưởi,…

- Phải đảm bảo cho đàn ong luôn đông quân, đủ thức ăn dự trữ bởi vậy

cần loại bớt cầu, nhập đàn thưa quân. Bịt kín các khe hở của đàn ong, đóng kín cửa sổ, ép các khung cầu đúng khoảng cách. Những đàn nhỏ nên dồn cầu vào

giữa đặt tấm chống rét bằng xốp, rơm, lá chuối khô hai bên. Cho ăn bổ sung khi dự trữ mật giảm. Không cho ong ăn những ngày trời rét đậm dưới 12 0C vì ong

đi làm bị chết rét. Nếu ong đủ mật dự trữ sẽ không bị chết.

- Hạn chế mở thùng ong, các cầu trong đàn nên sắp xếp theo thứ tự cầu mật phấn 2 bên, cầu trứng ấu trùng, nhộng ở giữa.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI (Trang 63 - 66)