4.2 .Phương pháp cho xây tầng
5. Di chuyển đàn ong
5.2. Di chuyển đàn ong theo nguồn hoa
a, Các công việc chuẩn bị:
- Điều tra địa điểm ( tìm điểm di chuyển)
+ Số lượng cây nguồn hoa cho mật, phấn,
+ Địa điểm nào là trung tâm, hướng nắng, gió, giao thơng,
+ Tình hình sinh trưởng phát dục của cây, nhiều hay ít hoa, dự đốn ngày hoa nở
+ Xem xét số đàn ong hiện có tại địa phương, tình hình diễn biến đàn
ong những năm trước ( cả về phát triển đàn và sản lượng sản phẩm)
+ Tính tốn địa điểm và thời gian vụ hoa kế tiếp sao cho việc di chuyển ong tiện lợi và hiệu quả.
+ Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở vùng định chuyển ong tới - Chuẩn bị vật tư dụng cụ di chuyển:
+ Chuyển bị đầy đủ các phương tiện sẵn có để di chuyển đàn ong an toàn chắc chắn.
+ Chuẩn bị thùng ong, khung cầu, thức ăn dự phòng, thùng chứa sản
phẩm, thùng quay li tâm và các dụng cụ sản xuất khác. Thay hoặc chứa những thùng ong đang nuôi bị cong vênh.
+ Quay lấy mật những cầu đầy mật.
+ Chuẩn bị dụng cụ bảo đảm an toàn khi di chuyển: Dao, nẹp, búa đinh, vật chống nắng, nóng, rét cho ong
b, Đóng gói đàn ong
- Để đảm bảo an tồn khi di chuyển đi xa, đường giao thơng xấu. Nếu di
chuyển gần, giao thông tốt ta chỉ cần chèn cầu ong cho thêm là được. Bước 1: Mở cửa thùng ong
Hình: 1.56. Mở nắp thùng
Bước 2: Chèn nẹp vào giữa các khung bánh cầu ong bên trái
Rồi chuyển tiếp nẹp phía bên bánh cầu bên tay phải
Hình: 1.58. Chèn nẹp vào cầu ong
Bước 3: Dùng đinh đóng vào
vị trí phía ngồi bánh tổ
Hình: 1.59. Đóng đinh cố định cầu
Bước 4: Đóng cửa thùng và bỏ thanh chắn trước cửa tổ ra
Bước 5: Mở cửa sổ phía trước cho thùng ong được thống
Hình: 1.61.Mở cửa sổ thùng ong
Bước 6: Dùng dây thép buộc chặt nắp thùng và thùng ong lại
Hình:1.62.Buộc dây thép cố định cửa và thung ong
Lưu ý:
- Đóng gói là dùng đinh nhỏ hoặc thước tre ghim định vị các cầu ong vào thùng để khi vận chuyển các cầu ong khơng bị làm vỡ bánh tổ. Việc đóng gói
đàn ong chỉ tiến hành trước giờ vận chuyển không qúa lâu ( tối di chuyển thì đóng gói từ sáng nếu nhiều đàn ong).
- Khi đóng gói nên nhẹ nhàng tránh làm sập cầu, lệnh cầu đè chết ong.
- Yêu cầu đóng gói sao cho khoảng cách giữa các cầu đúng kỹ thuật ( 6 - 8 mm) để không xô lệch khi vận chuyển.
c, Bốc xếp đàn ong lên, xuống: trước khi bốc xếp ong lên phương tiện, ta
đóng các cửa thùng ong và mở cửa sổ cho thoáng.
- Khuân vác nhẹ nhàng, ngay ngắn, xếp lên xe thăng bằng, cửa sổ hướng về phía trước, tất cả theo một chiều cầu ong hướng song song với đường đi.
- Phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ khơng có mùi hơi, mùi xăng dầu, thuôc trừ sâu…
- Di chuyển đàn ong tốt nhất là vào ban đêm
- Xếp gọn thành hàng lối, chằng dây chặt chẽ để khi đường xấu xe xóc khơng xơ lệch thùng.
- Khi đến địa điểm mới, khẩn trương đưa đàn ong xuống vị trí, chú ý
khuân vác thùng thăng bằng, nhẹ nhàng.
- Ổn định vị trí cẩn thận mới mở cửa tổ cho ong ra.
- Khi đàn ong ổn định, người ni ong tháo đóng gói xem xét và ổn định
những cầu ong cho ngay ngắn.
- Xử lý kỹ thuật kịp thời những sự cố xảy ra khi vận chuyển.
d, Chăm sóc bảo quản đàn ong trên đường di chuyển
- Chống nóng cho ong trên phương tiện vận chuyển bằng cách tưới nước lên nắp thùng ong.
- Chạy xe cẩn thận tránh xóc mạnh làm vỡ bánh tổ
- Trên đường di chuyển không nên nghỉ qua lâu làm ong ngạt, đặc biệt
trời nắng, nóng.
B. Bài tập và bài tập thực hành
Bài 1: Chọn vị trí chỗ đặt thùng ong và bố trí đàn trong vườn ? Bài 2: Kiểm tra đàn ong bên ngoài, bên trong đàn ong ?
Bài 3: Xây bánh tổ mới cho đàn ong Bài 4: Sửa bánh tổ cũ cho đàn ong
Bài 4: Di chuyển đàn ong trong vườn nhà Bài 5: Di chuyển đàn ong theo nguồn mật Bài 6: Cho ong ăn bổ sung