Ong chia đàn tự nhiên Biện pháp phòng chống

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI (Trang 44 - 49)

BÀI 2 : CÁC HIỆN TƯỢNG THƯỜNG GẶP

2. Ong chia đàn tự nhiên Biện pháp phòng chống

2.1. Tác hại

- Làm giảm chất lượng đàn ong do mất 1 phần đàn ong. - Ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của người nuôi ong.

- Ảnh hưởng đến năng suất lao động do phải xử lý đàn ong chia đàn

- Dẫn đến khoảng một phần hai số quân trong đàn bay đi đến nơi ở mới.

2.2. Nguyên nhân và điều kiện chia đàn - Chia đàn là hiện - Chia đàn là hiện

tượng ong chúa già đẻ kém tiết ít chất chúa

Hình: 2.15. Ong chúa già đẻ kém

- Do thời tiết thuận lợi ( thường vào trước các vụ mật)

- Có nhiều cây nguồn mật trong vùng nở hoa

Hình: 2.17. Hoa cỏ ba lá

- Đàn ong đơng qn,

nhiều on non, mật, phấn

Hình: 2.18. Cầu ong đông quân

- Thùng ong chật trội, cho xây tầng chậm, đặt

nơi nắng nóng

Lưu ý: - Việc chia đàn chỉ xảy ra khi ong non khơng có đủ việc làm - Giống ong Ý có xu tính chia đàn thấp hơn so với ong nội địa

2.3. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên

- Mùa vụ chia đàn:

+ Miền bắc vào tháng 3 – tháng 4 + Trước vụ mật cao su

+ Đồng bằng sông cửu long trong vụ mật xuân

- Đàn ong chuẩn bị chia: Đơng qn, có nhiều ong non

bay bài tiết vào buổi trưa.

Hình: 2.20. Đàn ong bay bài tiết

- Đầu tiên xuất hiện các lỗ

tổ ong đực ở phía dưới bánh tổ

- Biểu hiện rõ nhất xuất hiện 7 – 10 mũ chúa ở các lứa tuổi khác nhau

Hình: 2.22. Nhiều mũ chúa xuất hiện

- Kiểm tra bên trong thấy có hiện tượng ong treo thành từng đám lớn ở nắp thùng,

ván ngăn. Đây là những con

ong chuẩn bị bay đi, chúng không đi làm, nghỉ ngơi và

dự trữ năng lượng. Một số

đàn còn thấy ong thợ bò ra đậu nhiều ở cửa tổ, đậu

thành chùm dưới đáy thùng

ong

Hình: 2.23. Ong đậu nhiều ở thành thùng

- Thời điểm ong thường chia: 7- 17 giờ, nhiều nhất là 9 – 10 giờ những

ngày trời nắng, gió nhẹ - Khi chia ong chuyển

động thành từng dòng ra cửa

tổ tạo ra âm thanh huyên náo nhưng nhỏ hơn ong bốc bay.

- Khi 2/3 số ong thợ muốn chia ra khỏi tổ thì ong chúa ra theo. Khi chia

đàn có con bay ra nhưng có con lấy mật, phấn bay về

- Đàn chia bay ra thường đỗ lại ở vị trí gần đàn cũ khoảng 30 phút đến vài tiếng chờ ong trinh sát tìm được nơi ở

mới, cả đàn sẽ bay đi.

Hình: 2.25. Ong đậu thành từng đám

- Thường đàn chia bay ra đi trước khi mũ chúa nở 1 - 3 ngày có trường hợp mũ chúa chưa vít nắp ong đã chia vì

đã bị vặt mũ chúa hoặc nơi

quá nóng. Ong chúa nở ra

đầu tiên sẽ tìm cách cắn phá

các mũ chũa khác. Trường hợp đàn ong muốn chia tiếp, ong thợ sẽ bảo vệ mũ chúa còn lại. Khi chúa tơ thứ hai sắp nở đàn chia thứ 2 tiếp

tục bay ra cùng với chúa tơ

thứ nhất. Hình: 2.26. Mũ ong chúa đã nở

- Đơi khi có đàn chia thứ 3, 4 bay ra. Có đàn có 2 – 3 chúa tơ cùng nở và

bay ra. Ong càng chia nhiều lần thì đàn còn lại càng nhỏ

2.4. Phòng chống

2.4.1. Phòng ong chia đàn tự nhiên

- Cho ong xây tầng kịp thời để ong non cỏ đủ việc làm. - Thay chúa già

- Đặt ong nơi dâm mát

- Chuyển ong nuôi sang thùng rộng

- Đổi cầu nhộng lấy cầu không của đàn ong yếu để có chỗ cho chúa đẻ

- Cắt bỏ các lỗ tổ ấu trùng và nhộng ong đực

- Dùng kim châm vào mũ chúa hoặc vặt bỏ các mũ chúa - Quay bớt mật

- Khi trong đàn có mũ chúa già cần chủ động chia đàn trước

2.4.2. Xử lý đàn chia bay ra

- Bắt đàn ong chia lại để hình thành đàn mới. Xử lý giống như bắt ong

bốc bay.

- Cho đàn ong mới xây tầng

- Cho ong ăn thêm

2.4.3. Chăm sóc đàn gốc

- Chọn 1 mũ chúa thẳng to nhất để lại. Nếu đàn chia là đàn tốt có thể sử dụng các mũ chúa này để chia đàn hoặc thay các chúa già. Vặt bỏ hết mũ chúa khác để ong không chia nhiều lần.

- Rút bớt bánh tổ ở đàn gốc chuyển cho đàn chia - Theo dõi chúa tơ

- Trường hợp chúa không nở hoặc mất chúa hoặc chúa giao phối không thành công cần giới thiệu mũ chúa, chúa khác hoặc nhập đàn lại.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)