- Dựa vào các nhận xét, ý kiến đóng góp của GV dự giờ lớp TN
- Dựa vào kết quả bài kiểm tra của HS sau các giờ học và bài kiểm tra cuối chương. Các lớp ĐC và lớp TN đều được kiểm tra đề giống nhau ở cuối mỗi tiết học.
- Các số liệu thu được từ điều tra và TNSP sẽ được xử lí thống kê tốn học: tính các tham số đặc trưng: X , S2 , S, V, vẽ đồ thị phân bố tần suất và tần suất luỹ tích hội tụ lùi.
+ Điểm trung bình cộng (X ) : là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo cơng thức : 1
1 1 . n i i X f X N Với Xi là điểm số; fi là tần số; N là tổng số HS của lớp.
+ Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh trị số trung bình của nó. Scàng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
2 2 1 1 ( ) 1 n i i i S f X X N và 2 S S
+ Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán: V S.100%
X
3.4.2. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm
- Ở lớp TN:
+ HS tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết các vấn đề học tập và phù hợp với nhiều đối tượng HS. Các em rất hào hứng, thích thú hồn thành các nhiệm vụ được giao trong các phiếu học tập thông qua các hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm.
+ Nội dung kiến thức đầy đủ, phong phú, liên hệ nhiều thực tế. + Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy học.
Điều đó cho thấy phương pháp hướng dẫn HS tự học bằng các phiếu học tập và các phiếu hướng dẫn đã lơi cuốn các em tích cực, tự giác trong học tập, vì vậy giờ dạy đạt hiệu quả tốt.
Tuy nhiên vẫn còn một số HS do học lực yếu hoặc do bản tính nhút nhát vẫn chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến. Xét về độ bền kiến thức thì do ở lớp TN, HS phải liên tục hoạt động, được rèn kĩ năng hoạt động trí tuệ nên các em nhớ lâu hơn, chính xác hơn, cách làm bài đa dạng hơn.
- Ở lớp ĐC:
+ Nội dung bài dạy đủ.
+ Khơng khí lớp học trầm hơn, đa số các em thụ động ngồi nghe và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Cùng thời lượng như lớp TN, nội dung kiến thức giáo viên truyền đạt để học sinh lĩnh hội đảm bảo đầy đủ song không phong phú và rất ít vận dụng được trong thực tế, học sinh thể hiện sự thụ động trong các hoạt động học tập. Một số tiết dạy để đảm bảo đủ nội dung nên giáo viên dạy nhanh, học sinh chưa kịp hiểu kĩ nên hiệu quả giờ dạy chưa tốt. Kết quả làm bài cho thấy độ bền kiến thức của các em không cao. Bài làm thiếu chắc chắn, thiếu tính đa dạng, thiếu tính sáng tạo.
3.4.3. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.3.1. So sánh kết quả bài kiểm tra 10 phút hai lớp thực nghiệm và đối chứng