Về tình hình tự học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh tự học chương sóng cơ và sóng âm vật lí 12 (Trang 26 - 28)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.5. Thực trạng tự học Vật lí của học sinh và việc hướng dẫn học sinh

1.5.2. Về tình hình tự học của học sinh

- Đa số học sinh nhận thức được mục đích học tập là để có kiến thức, để thi đỗ đại học tạo điều kiện để tìm được một việc làm sau này. Vì vậy học sinh đi học thêm rất nhiều, dẫn đến thời gian tự học của học sinh ở nhà rất ít.

- Về quan niệm của học sinh đối với việc tự học trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường đa số các ý kiến cho rằng tự học là chỉ học thuộc bài vừa học, làm các bài tập mà giáo viên u cầu, một số ít thì đọc trước bài mới ở nhà. Tài liệu tự học chủ yếu của các em là vở ghi bài giảng, sách giáo khoa, sách bài tập; rất ít học sinh khai thác thông tin trên Internet, đọc sách báo, tài liệu liên quan đến bài học. Về kiến thức thu được từ việc tự học thì các em cho rằng nó tương đương với kiến thức thu được trên lớp và ảnh hưởng đến 50% kết quả học tập. Đa số học sinh cho rằng việc tự học là bình thường, một số thích và rất thích tự học, số còn lại cho rằng tự học là bị bắt buộc.

- Về điều kiện tự học của học sinh đa số các em cho rằng bố mẹ tạo điều kiện tốt cho các em học tập về mặt thời gian học, sách vở tài liệu liên quan đầy đủ.

- Về phương pháp tự học của học sinh: Đa số học sinh cho rằng cách tự học tốt nhất là vừa đọc vừa viết, làm bài tập một số chọn đọc sách. Khi đọc sách các em thường mất nhiều thời gian và thấy khó hiểu. Hình thức tự học mà các em thích nhất là học một mình hoặc học với bạn thân. Khi gặp vấn đề khó khăn thì 50% học sinh hỏi bạn bè, 30% thì hỏi thầy cơ, 28% thì tự tìm cách giải quyết, số ít học sinh bỏ qua. Đánh giá tác động của giáo viên đối với việc tự học của học sinh thì đa số các em cho rằng giáo viên chỉ giao các bài tập và kiểm tra thường xuyên các em, khi gặp các vấn đề khó thì các em được các thầy cơ trả lời cặn kẽ cho tới khi hiểu, nhìn chung các giáo viên đã có hướng dẫn học sinh tự học. Một số học sinh cho rằng giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc hướng dẫn học sinh phương pháp tự học trong quá trình dạy học như giới thiệu, cung cấp tài liệu tham khảo, hướng dẫn học sinh cách đọc tài liệu, cách thu thập và xử lý thơng tin

Có ý kiến cho rằng phương pháp giảng dạy của thầy chủ yếu là thuyết trình, ít dành thời gian tổ chức cho học sinh thảo luận nên không tạo điều kiện để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt cũng như được thể hiện hiểu biết của mình.

Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều học sinh chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của tự học, chưa có quan niệm đúng đắn về trách nhiệm của bản thân mình với gia đình và xã hội nên cịn mải chơi (đặc biệt là chơi điện tử), đua đòi... nên thiếu thời gian và sức lực dành cho việc tự học.

Kết luận Chương 1

Trên cơ sở phân tích các quan điểm dạy học hiện đại và nghiên cứu các cơ sở lý luận về tự học. Trong chương này chúng tôi đề cập đến một số luận điểm lí luận như sau:

- Những quan điểm về dạy học và xu hướng đổi mới phương pháp dạy học - Tự học và tài liệu hướng dẫn tự học

- Đặc điểm của hoạt động hướng dẫn học sinh tự học.

-Thực tiễn của hoạt động tự học và hướng dẫn học sinh tự học ở một số trường THPT trong tỉnh HưngYên.

Tất cả những cơ sơ lý luận và thực tiễn trên sẽ giúp chúng tôi vận dụng để xây

dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm” Vật lí 12 được trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 2.1. Vị trí chương “Sóng cơ và sóng âm” trong chương trình Vật lý THPT

Trong SGK Vật lí 12, chương “Sóng cơ và sóng âm” là chương thứ hai nằm

sau chương “Dao động cơ” và là kiến thức nền tảng cần trang bị để học sinh tiếp tục nghiên cứu “Sóng điện từ” nói riêng, các q trình sóng nói chung. Nếu như chương

“Dao động cơ” nghiên cứu dao động của một chất điểm; các đại lượng đặc trưng

của chuyển động dao động; các loại dao động (dao động tự do, dao động duy trì,

dao động cưỡng bức) và sự tổng hợp dao động thì chương “Sóng cơ và sóng âm”

xét đến quy luật của chuyển động sóng (sự lan truyền của dao động từ phần tử này đến phần tử khác trong môi trường vật chất), bản chất của q trình chính là sự cưỡng bức dao động của các phần tử vật chất đối với các phần tử lân cận bằng lực liên kết. Đồng thời bằng phương pháp thực nghiệm và vận dụng lí thuyết tổng hợp dao động điều hoà nghiên cứu các hiện tượng đặc trưng của sóng như giao thoa

sóng và sóng dừng. Ngồi ra, chương “Sóng cơ và sóng âm” cịn nghiên cứu một

loại sóng cơ đặc biệt là sóng âm (đó là những sóng cơ có tần số nhỏ truyền qua khơng khí làm thính giác của ta có thể nhận biết được) và những yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác về âm thanh của con người. Với nhiệm vụ làm sáng tỏ bản chất của q trình sóng, các hiện tượng đặc trưng, các ứng dụng quan trọng trong đời sống và kĩ thuật của sóng và âm học thì nội dung cơ bản của chương này đề cập đến các vấn đề sau:

- Sóng cơ và sự truyền sóng cơ.

- Hiện tượng đặc trưng của sóng cơ: Giao thoa sóng. - Sóng âm: Các đặc trưng vật lí và các đặc trưng sinh lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh tự học chương sóng cơ và sóng âm vật lí 12 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)