Rối loạn lipid máu là một nguy cơ quan trọng nhất gây bệnh tim mạch thông qua xơ vữa động mạch. Sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến sự tương quan giữa béo phì và rối loạn lipid. Mỡ tập trung ở vùng bụng có liên quan đến biến chứng tim mạch.
Trong rối loạn lipid máu tăng cholesterol chiếm tỷ lệ cao nhất 44,4%; tiếp đến tăng triglyceride chiếm 40,3%; tăng LDL-cholesterol chiếm 31,2%; thấp nhất là giảm HDL-cholesterol chiếm 16%.
Kết quả của chúng tôi cho thấy tăng Cholesterol hay gặp nhất trong các rối loạn lipid máu, chiếm tỷ lệ là 44,4%, tương tự Schnell K và CS thấy tỷ lệ tăng cholesterol (> 6,21mmol/l) ở bệnh nhân BPTNMT là 47,6% [60]; trong đó hay gặp nhất ở GOLD III và IV là 46,2% và 48,4%; ít gặp nhất ở GOLD I là 20%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tăng Triglycerid gặp với tỷ lệ là 40,3%. Đây là một trong các tiêu chí chẩn đoán HCCH theo ATP III (2001). Kết quả của chúng tôi tương tự của Watz H (37,05%) [9], thấp hơn của B.H.Park (48,9%) [8] và của Marquis K (63%) [52].
Trong các giai đoạn của GOLD tăng triglycerid hay gặp nhất ở GOLD I và II là 50% và 45,7%, ít gặp hơn ở GOLD III và IV là 38,5% và 35,5%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Theo Watz H và CS [9] tăng triglyceride gặp chủ yếu ở GOLD I và II với 47,06% và 42,11%; ít gặp hơn ở GOLD III và IV là 27,9% và 30,56%.
Tăng LDL-cholesterol gặp với tỷ lệ là 31,2% trong tổng số BN nghiên cứu. GOLD III hay gặp nhất là 38,5%; tiếp đến là GOLD II (32,6%); GOLD IV (29%); thấp nhất ở GOLD I là 20%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tiêu chí giảm HDL-cholesterol theo HCCH-ATP III có tỷ lệ mắc chung là 16,0%; trong đó hay gặp nhất ở GOLD I và II là 40% và 28,3%; thấp nhất ở GOLD IV là 6,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Theo B.H.Park và Cs [8] nghiên cứu trên 133 BN BPTNMT (gồm 100 nam và 33 nữ) thấy tỷ lệ giảm HDL-cholesterol là 43,6% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Trong đó tỷ lệ giảm HDL ở nữ cao hơn nam là 66,7% so 36%.
Giá trị trung bình của Triglycerid trong nhóm nghiên cứu là 1,8 ± 1,31; của HDL-cholesterol là 1,39 ± 0,32; của LDL-cholesterol là 3 ± 0,82. Kết quả này tương tự Marquis và CS [52] thấy triglyceride trung bình ở nhóm BPTNMT là 1,67 ± 0,71 và HDL-cholesterol trung bình là 1,71± 0,52; LDL- cholesterol trung bình là 2,97 ± 0,74.
4.2.5. Tăng đường máu trên BN BPTNMT
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tiêu chuẩn tăng đường máu theo HCCH- ATP III (2001) có 46/144 chiếm 31,9%. Trong đó hay gặp nhất ở GOLD IV (38,7%), tiếp đến là GOLD II (34,8%); GOLD I (20%); thấp nhất ở GOLD III (15,4%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Kết quả của chúng tôi tương tự của Watz H và CS [9] thấy tỷ lệ chung của tiêu chuẩn tăng đường máu là 38,2%. Trong đó hay gặp nhất ở GOLD IV là 50% và GOLD III là 39,5%; thấp nhất ở GOLD I là 29%.
Kết quả này lại cao hơn một số tác giả khác như: Hyejin Joo và CS nghiên cứu trên 354 BN BPTNMT và 1823 chứng thấy tỷ lệ của tiêu chuẩn tăng đường máu là 16,6% [61]. Tỷ lệ này theo Marquis K là 13% [46] còn theo B.H.Park là 18,8% [8].
4.2.6. Biểu hiện của HCCH trên BN BPTNMT
BPTNMT là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh không chỉ có tổn thương tại phổi mà còn thấy biểu hiện ở nhiều cơ quan khác. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính không chỉ cho BPTNMT mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính khác. Nó không chỉ gây ra tình trạng viêm phản ứng tại phổi mà còn gây ra tình trạng viêm hệ thống dẫn đến các bệnh đi kèm như bệnh tim mạch hoặc rối loạn chuyển hóa. Mối quan hệ giữa HCCH và BPTNMT đã được nghiên cứu từ trước nhưng chưa được hiểu rõ ràng. Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ cao của HCCH trong bệnh nhân BPTNMT [8], [9], [52], [61], [62], [66].
Watz H và CS nghiên cứu sự phổ biến của Hội chứng chuyển hóa trong bệnh nhân BPTNMT. Họ thấy rằng tần số trung bình của HCCH trong nhóm bệnh nhân này là 47,5% [9]. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi là 25,7%. Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn một số các tác giả nước ngoài khác như: Marquis K và CS (47,4%) [52]; Aylin Ozgen Alpaydin và CS (44%) [66] nhưng cao hơn Đoàn Thanh Hải 2013 (n=83) [59] là 13,25%.
4.2.6.1. Tỷ lệ mắc HCCH ở BN BPTNMT
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ chung của HCCH là 25,7%; trong đó hay gặp nhất ở GOLD I và II với 40% và 39,1%; ít gặp hơn ở GOLD III và IV là 19,2% và 16,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết quả của chúng tôi tương tự Watz H và CS [9] thấy tỷ lệ của HCCH trong nhóm BN BPTNMT là 47,5%; trong đó HCCH gặp chủ yếu ở GOLD I và II là 50% và 53%; thấp nhất ở GOLD III và IV là 37% và 44%.
Theo Aylin Ozgen Alpaydin và CS [66] nghiên cứu trên 50 BN BPTNMT và 40 chứng tại một phòng khám quản lý bệnh phổi của Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy tỷ lệ chung của HCCH là 44%; trong đó phổ biến ở giai đoạn GOLD I và II so với GOLD III và IV (65% so 25%).
Evrim Eylem Akpinar và CS [57] nghiên cứu trên 91BN BPTNMT và 42 chứng cũng nhận thấy HCCH gặp chủ yếu ở GOLD I và II (38,5% và 52,8%), ít gặp ở GOLD III và IV (30% và 33,3%).
Như vậy chúng ta đều nhận thấy sự phổ biến của HCCH ở những bệnh nhân giai đoạn GOLD I và II trong tất cả các nghiên cứu trên, ít gặp ở GOLD III và IV. Tần số thấp của HCCH trong các giai đoạn sau của BPTNMT có thể là do ở các giai đoạn này BN thường bị giảm cân rõ rệt mà tăng vòng eo (hay béo bụng) lại là một tiêu chí của HCCH. Ngoài ra, các bệnh nhân BPTNMT ở các giai đoạn này có tỷ lệ tử vong cao hơn, có thể liên quan tới HCCH do kết hợp đồng thời với các bệnh tim mạch hay đái tháo đường cũng có thể góp phần làm giảm tần số của HCCH trong các giai đoạn sau của BPTNMT. Tuy nhiên, một phần ba số bệnh nhân trong giai đoạn III và IV đã có HCCH [9], [57].
Điều này đã lý giải phần nào tại sao tỷ lệ mắc HCCH ở BN BPTNMT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các tác giả nước ngoài. Vì phần lớn BN trong nghiên cứu của chúng tôi ở giai đoạn GOLD III và IV chiếm 61,2%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ của hội chứng chuyển hóa hay gặp ở GOLD A và GOLD B với 42,9% và 45,8%; thấp hơn ở GOLD C và D là 4,2% và 21,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
4.2.6.2. Đặc điểm của HCCH theo giới và nhóm tuổi:
Trong nhóm có HCCH nam giới chiếm đa số là 86,5%; nữ giới chiếm 13,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Theo Marquis K và CS [52] nghiên cứu trên 38 BN BPTNMT (gồm 23 nam và 15 nữ) thấy tỷ lệ HCCH ở nam giới là 61% cao hơn ở nữ là 27% .
Trong số những người có HCCH- ATPIII, lứa tuổi ≥ 60 tuổi gặp nhiều nhất là 30/37 chiếm 81%, trong đó nhóm tuổi 60- 69 chiếm tỷ lệ cao nhất
18/37 (48,6%). Không gặp trường hợp nào < 50 tuổi. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự Nguyễn Thái Thọ thấy trong nhóm có HCCH nhóm tuổi 60-69 chiếm 41% [67].
4.2.6.3. Đặc điểm của HCCH theo BMI
Theo Đoàn Thanh Hải [59] nghiên cứu trên 83 BN BPTNMT đợt cấp nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện 103 thấy trong nhóm có HCCH tỷ lệ bệnh nhân có BMI bình thường gặp nhiều nhất là 63,63%; tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 9,09% và đều cao hơn so với nhóm không có HCCH. Tỷ lệ bệnh nhân nhẹ cân ở nhóm có HCCH là 18,18% thấp hơn rõ rệt so với nhóm không có HCCH (p<0,01).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự. Trong nhóm có HCCH gặp nhiều nhất là BMI bình thường (45,9%); thấp nhất là nhẹ cân (5,4%). Béo phì và thừa cân hay gặp ở nhóm có HCCH chiếm 48,6% so với nhóm không có HCCH là 17,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
4.2.6.4. Mối liên quan giữa HCCH và BPTNMT
Theo cơ chế bệnh sinh của BPTNMT đó là tình trạng đáp ứng viêm mạn tính đường thở và nhu mô phổi. Hậu quả của quá trình viêm tại chỗ là tăng phá huỷ cấu trúc của nhu mô phổi, duy trì tình trạng viêm mạn tính ở đường thở và nhu mô phổi, làm bệnh càng tiến triển nhanh hơn. Kết hợp với đáp ứng viêm tại chỗ, tình trạng viêm còn xảy ra ở nhiều cơ quan khác tạo nên hội chứng viêm hệ thống mạn tính (Chronic systemic inflammatory syndrome) trong BPTNMT [41]. Do đó hiện nay nhiều tác giả đã gọi BPTNMT là bệnh rối loạn hệ thống. Viêm hệ thống có thể đóng một vai trò quyết định trong mối quan hệ giữa HCCH và BPTNMT. Nồng độ CRP được coi như một dấu hiệu của viêm hệ thống, nó cao hơn trong nhóm BPTNMT so với nhóm chứng [57].
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ CRP > 0,5mg/dl có tỷ lệ chung là 25,7 %. Trong đó hay gặp nhất ở GOLD IV là 30,6%; GOLD II với
26,1%; GOLD III với 23,1%; không gặp BN nào ở GOLD I. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ngoài ra tỷ lệ tăng CRP (CRP > 0,5mg/dl) ở nhóm HCCH chiếm 27 % (10/37) cao hơn ở nhóm không có HCCH là 25,2%. Sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Theo Evrim Eylem Akpinar và CS [57] nghiên cứu về Hội chứng viêm và HCCH trên 91BN BPTNMT và 42 chứng nhận thấy tỷ lệ chung của tăng CRP (CRP > 0,5mg/dl) là 53,8% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là 25,7%. Trong đó chủ yếu gặp ở GOLD IV là 66,7%; tiếp đến là GOLD II (62,3%); GOLD III (45%); thấp nhất là GOLD I (30,8%) nhưng sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ tăng CRP ở BN BPTNMT có HCCH là 85,4% cao hơn nhiều nhóm không có HCCH là 29,4%.
Đoàn Thanh Hải [59] nghiên cứu trên 83 BN BPTNMT đợt cấp nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện 103 nhận thấy trong đợt cấp nồng độ CRP huyết thanh trung bình ở nhóm có HCCH là 22,04 ± 22,13 mg/l và tỷ lệ tăng CRP là 36,4% nhưng chưa thấy sự khác biệt so với nhóm không có HCCH (p>0,05). Sau đợt cấp tỷ lệ tăng CRP là 66,7% tăng hơn rõ rệt so với nhóm không có HCCH (p<0,05).
Như vậy, bệnh nhân BPTNMT có một tỷ lệ cao hơn CRP và tỷ lệ tăng CRP cao hơn ở BN BPTNMT có HCCH so với nhóm không có HCCH.
4.2.7. Tổ hợp các thành phần của HCCH trên BN BPTNMT
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân gặp một trong các thành phần của hội chứng chuyển hóa là 83,33% trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 63,2%; tăng triglyceride chiếm 40,3%; tăng đường máu chiếm 31,9%; tăng vòng eo chiếm 20,8%; thấp nhất là giảm HDL-cholesterol với 16%. Những kết quả khác nhau từ một nhóm nghiên cứu gần đây cho thấy rằng giai đoạn phát triển của BPTNMT (GOLD giai đoạn III hoặc IV) được liên kết với một tỷ lệ phổ biến của bệnh đái tháo đường (OR 1,5), tăng huyết
áp (OR 1,6) và bệnh tim mạch (OR 2,4) [51]. Điều này phần nào giải thích kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự Đoàn Thanh Hải [59] nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân gặp một trong các thành phần của hội chứng chuyển hóa là 85,54% trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,08 %; rối loạn đường máu là 26,5%; tăng vòng bụng và tăng triglyceride gặp 15,66% và 19,27%; thấp nhất là giảm HDL-C chiếm 6,02%.
Theo Marquis K và cs (2005) tỷ lệ các thành phần HCCH ở bệnh nhân BPTNMT là: 61% béo bụng, 63% tăng triglycerid, 24% giảm HDL-C, 13% tăng đường máu và 82% tăng huyết áp [52]. Theo Evrim Eylem Akapinar và cs (2012) tỷ lệ tăng huyết áp là 77,2%, béo bụng 55,2%, tăng đường máu là 46,7%, tăng triglycerid là 25%, giảm HDL-C là 34,8% [57]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gặp tỷ lệ cao bệnh nhân có các thành phần của HCCH, phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.
Tiêu chuẩn Tăng HA gặp nhiều nhất ở BN BPTNMT chiếm 63,2%; trong đó chủ yếu ở GOLD II và GOLD IV là 76,1% và 59,7%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tiêu chuẩn tăng triglyceride gặp ở 40,3% BN BPTNMT và chủ yếu ở GOLD I và II là 50% và 45,7%, thấp hơn ở GOLD III và IV (38,5% và 35,5%). Sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tiêu chuẩn tăng đường máu gặp ở 31,9% BN BPTNMT trong đó GOLD IV chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,7%; tiếp đến là GOLD II với 34,8%; thấp nhất ở GOLD III với 15,4%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tiêu chuẩn vòng eo gặp ở 20,8% BN BPTNMT trong đó hay gặp nhất ở GOLD I và II là 40% và 28,3%; thấp nhất ở GOLD III và IV là 11,5% và 16,1%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tiêu chuẩn giảm HDL-cholesterol theo HCCH-ATP III chiếm tỷ lệ thấp nhất ở BN BPTNMT với 16%; trong đó hay gặp nhất ở GOLD I và II với tỷ lệ là 40% và 28,3%; ít gặp hơn ở GOLD III và IV là 7,7% và 6,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Về số yếu tố nguy cơ:
+ Có 16,7% BN BPTNMT không có tiêu chuẩn nào của HCCH, chủ yếu ở GOLD III và IV (30,8% và 17,7%); ít hơn ở GOLD I và II (10% và 8,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
+ 57,6% BN BPTNMT có 1-2 tiêu chuẩn của HCCH, nhiều nhất gặp ở GOLD IV với 66,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
+ BN BPTNMT có ít nhất 3 tiêu chuẩn của HCCH theo ATP III chiếm 25,7% trong tổng số đối tượng nghiên cứu. Trong đó hay gặp nhất ở GOLD I và II là 40% và 39,1%; ít gặp nhất ở GOLD IV với 16,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Theo B.H.Park và CS [8] nghiên cứu tỷ lệ HCCH trên 133 BN BPTNMT sử dụng tiêu chuẩn của ATP III nhận thấy có 36,8% BN BPTNMT có 0-1 tiêu chí; 26,3% có 2 tiêu chí và 36,8% có ít nhất 3 tiêu chí của HCCH.
Trong số các BN có HCCH đáp ứng theo tiêu chuẩn của ATP III có 67,6% (25/37) BN có 3 tiêu chí và 29,7% (11/37) BN có 4 tiêu chí, có 1 BN có 5 tiêu chí chiếm 2,7% (1/37). Các tiêu chí này đều gặp chủ yếu ở GOLD I và GOLD II; ít gặp ở GOLD III và IV. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Do các tiêu chí của HCCH-ATPIII là bình đẳng trong việc xác định HCCH nên trong số BN có HCCH, số tiêu chí ít nhất (3 tiêu chí) chiếm tỷ lệ cao nhất và số tiêu chí nhiều nhất (5 tiêu chí) chiếm tỷ lệ thấp nhất.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 144 BN BPTNMT, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của BN BPTNMT
1.1. Lâm sàng
- Tuổi trung bình là 65,97 ± 8,04 tuổi. Nhóm tuổi ≥ 60 gặp nhiều nhất chiếm 79,8%. Nam giới là chủ yếu 96,5%.
- Các bệnh đi kèm: Tăng HA chiếm tỷ lệ cao nhất 32,6%; bệnh mạch vành 4,2%; rối loạn mỡ máu 11,1%; đái tháo đường 7,6%.
- Triệu chứng cơ năng: Ho, khạc đờm, khó thở là 3 triệu chứng chính chiếm tỷ lệ là 99,3%; 93,8%; 92,3%. Ho khạc đờm trắng trong 73,4%. Khó thở chủ yếu ở mức độ 1và 2 theo mMRC chiếm 66,7%. Có 45,8% BN có điểm CAT là 11-21 điểm; 18,8% có điểm CAT 21-30; chỉ có 0,7% điểm CAT 31-40 điểm.
- Toàn thân: Huyết áp cao hay gặp nhất 36,8%. Mạch nhanh (>90 lần/phút) 31,9%. Tím môi - đầu chi 18,1%. Phù 6,2%.
- Thực thể: Lồng ngực hình thùng (70,1%). Rì rào phế nang giảm (92,4%). Rales ẩm, nổ (42,4%). Rales rít, ngáy (32,6%). Dấu hiệu Harzer (+) (34%). Gan to - phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính (4,9%).
1.2. Cận lâm sàng
- Đo chức năng hô hấp: RLTKTN mức độ nặng và rất nặng (III và IV) 61,2%. - Xquang phổi: Khí phế thũng gặp nhiều nhất 63,2%. Hội chứng phế