Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 67 - 71)

4.1.1.1. Tuổi

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,97 ± 8,04 tuổi; cao nhất là 84 tuổi, thấp nhất là 45. Trong đó nhóm tuổi ≥ 60 gặp nhiều nhất với 115/144BN chiếm 80,1% và không có đối tượng nào < 45 tuổi.

Tuổi của BN nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Chu Thị Hạnh (65,8 ± 10) [53], Karine Marquis và CS (66 ± 7) [52] nhưng thấp hơn nghiên cứu của Đặng Văn Huyên (68,33 ± 9,11) [54] và nghiên cứu của Đoàn Văn Phước (68 ± 19,6) [55].

Tuổi ≥ 60 gặp nhiều nhất 79,8%, đây cũng là độ tuổi có nguy cơ mắc BPTNMT và các bệnh đồng mắc khác kèm theo như Tăng HA, Đái tháo đường, HCCH, bệnh tim mạch khác,…. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Ngô Quý Châu và CS (82,7%) [56].

4.1.1.2. Giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nam giới chiếm 96,5%; nữ chỉ có 3,5%; tỷ lệ nam/nữ ≈ 27,5/1. Tỷ lệ nữ gặp trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Chu Thị Hạnh là 9,6% [53] và một số tác giả nước ngoài như Evrim Eylem Akpinar và CS nữ chiếm 14,3% [57], B. H. Park và CS tỷ lệ nữ là 24,8% [8]. Điều này có thể do tại Việt Nam, nam giới hút thuốc là chủ yếu, còn với các nước phát triển tỷ lệ hút thuốc của nữ khá cao.

4.1.1.3. Nghề nghiệp

Theo phân bố về nghề nghiệp chúng tôi nhận thấy công nhân và nông dân chiếm 71,7%; trí thức chiếm 12,5%, cũng gặp 1 tỷ lệ nhỏ các

nghề khác có liên quan tới yếu tố nguy cơ của bệnh như: thợ mộc (4,2%), thợ rèn (1,4%)…Trong nghiên cứu của Chu Thị Hạnh với 52 BN bị BPTNMT đợt cấp nằm viện thì nhóm trí thức chiếm 26,9%, nông dân và công nhân là 73,1% [53].

4.1.1.4. Các yếu tố nguy cơ

Tiền sử tiếp xúc các yếu tố nguy cơ:

Hút thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính và quan trọng nhất gây nên BPTNMT ở Việt Nam cũng như trên thế giới [1], [12].

Trong nghiên cứu này tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào là 138/144 chiếm 95,8% trong đó phần lớn là nam giới chiếm 98,5%. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự của Hoàng Đình Hải nhận thấy tỷ lệ hút thuốc là 95,7% [58] và Đoàn Thanh Hải (có 93,97% hút thuốc) [59] nhưng cao hơn Evrim Eylem Akpinar và CS (89,7%) [57]. Đặc biệt tại Việt nam có tình trạng hút thuốc lào rất sớm ở một bộ phận không nhỏ trong dân cư. Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân hút từ khi 15 tuổi kéo dài cho đến nay (vài chục năm) mặc dù đã biết bệnh. Trong số đối tượng hút thuốc còn 10/138 chưa bỏ thuốc chiếm 7,2%; điều này cho thấy công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá đến người dân có phần còn hạn chế.

Số lượng thuốc hút và thời gian hút thuốc cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh và làm cho bệnh ngày càng nặng lên. Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian hút thuốc trung bình là 33,47± 12,04; hút nhiều nhất là 60 năm, ít nhất là 7 năm; hút > 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 107/144 chiếm 78,1% và đều là nam giới. Số bao-năm trung bình là 27,51 ± 16,02; hút nhiều nhất là 80 bao-năm, hút ít nhất là 2 bao-năm; Số bao-năm ≥ 20 chiếm tỷ lệ cao nhất là 87/138 chiếm 63,5%. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự B. H. Park và CS thấy số bao-năm ≥ 20 là 67% và hầu hết là nam giới, chỉ có 1 đối tượng là nữ giới [8].

Ngoài thuốc lá, thuốc lào trong nghiên cứu này còn gặp 63/144 chiếm 43,8% BN có tiếp xúc với khói bụi độc hại như khói than, bụi công nghiệp nhưng hầu hết đều có hút thuốc. Về tiền sử gia đình mắc COPD nghiên cứu này cũng gặp 11,1%.

Tiền sử diễn biến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,47 ± 4,33 năm, ít nhất là 2 năm, nhiều nhất là 20 năm. Thời gian diễn biến bệnh ≥ 5 năm chiếm 55,6% cao hơn < 5 năm là 44,4%. Thời gian điều trị duy trì trung bình là 1,41 ± 1,32 năm; trong đó thời gian điều trị ≤ 1 năm chiếm chủ yếu 61,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy có thể nói đa số bệnh nhân BPTNMT đều đến khám khi bệnh ở giai đoạn muộn.

Số đợt cấp trung bình/năm: 1,78 ± 1,58; nhiều nhất là 8 đợt.

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng

4.1.2.1. Các bệnh đồng mắc

Trong nghiên cứu của chúng tôi BN mắc ít nhất 1 bệnh đi kèm chiếm đa số 81,9%; chỉ có 18,1% không mắc bệnh khác kèm theo. Tỷ lệ này thấp hơn Schnell K và CS (96,4%) [60] và Van Menal và CS (94%) [6].

Trong số các bệnh lý đi kèm bệnh lý tim mạch hay gặp nhất trong đó tăng HA chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,6%; bệnh mạch vành chiếm 4,2%. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Hyejin Joo và CS thấy tỷ lệ tăng HA là 39,4%; bệnh mạch vành 2,8% [61]. Theo Schnell K và CS tỷ lệ này gặp cao hơn: tăng HA là 60,4%; bệnh mạch vành là 12,7% [60]. Bệnh lý tim mạch thường đi kèm và là hậu quả của BPTNMT.

Các bệnh lý chuyển hóa chiếm tỷ lệ ít hơn là 28,4%, trong đó Rối loạn mỡ máu là 11,1%; Goutte là 9,7%; Đái tháo đường 7,6%. Tỷ lệ này tương tự Van Menal và CS (Đái tháo đường là 5%) [6] nhưng thấp hơn Hyejin Joo (Đái tháo đường là 16,6%) [61] và Schnell K (Đái tháo đường là 16,3%; Tăng cholesterol là 47,6%; béo phì là 40,3%) [60].

Bệnh K phổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,7% tương tự Hyeji Joo và CS (0,3%) [61].

4.1.2.2. Lý do khám bệnh

BN đa số đến khám định kỳ chiếm 84,7%. Các lý do khác như ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực, phù chân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 15,3%. Đó là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các bệnh nhân BPTNMT ở giai đoạn ổn định.

4.1.2.3. Triệu chứng cơ năng

Ho, khạc đờm, khó thở là 3 triệu chứng chính gặp ở hầu hết các bệnh nhân, lần lượt chiếm tỷ lệ là 99,3%; 93,8%; 92,3%. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự Đoàn Thanh Hải thấy ho, khạc đờm, khó thở hay gặp nhất là 97,59%; 93,97% và 100% [59].

Trong nghiên cứu của chúng tôi ho khạc đờm trắng trong là chủ yếu chiếm 73,4%; khạc đờm đục chỉ chiếm 19,4%. Kết quả này thấp hơn nhiều so với Chu Thị Hạnh (80,8% BN khạc đờm trắng đục) [53] và Đặng Văn Huyên (40,5% ho đờm vàng hoặc xanh) [54]. Đó là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là BPTNMT giai đoạn ổn định.

Khó thở chúng tôi gặp ở 92,3% BN, kết quả tương tự một số tác giả: Đặng Văn Huyên 42/42 (100%) [54] và Hoàng Đình Hải (100%) [58].

Đa số BN khó thở mức độ 1và 2 theo phân loại khó thở của mMRC chiếm 66,7%; khó thở độ 4 có tỷ lệ thấp nhất là 4,2%. Kết quả này phù hợp với Kun-Yen Hsu và CS nghiên cứu trên 328 BN BPTNMT tại phòng khám ngoại trú bệnh phổi tại Đài Loan thấy mMRC độ 1 và 2 hay gặp nhất với 63,7%; độ 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,9% [62]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thang điểm CAT: Có 45,8% BN có bệnh gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe ở mức độ nhẹ (11-20 điểm) và 18,8% ảnh hưởng mức độ trung bình (21-30 điểm); chỉ có 0,7% BN bị ảnh hưởng ở mức độ nặng (31-40 điểm). Có 34,7% BN có bệnh không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung. Theo

Đoàn Thanh Hải 2013 (n=83) thấy BN có bệnh không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chiếm 2,4%; có 97,6% BN có bệnh ảnh hưởng từ mức độ nhẹ đến nặng [59]. Điều này được lý giải là do BN trong nghiên cứu của Đoàn Thanh Hải đều đang trong đợt cấp của BPTNMT nên bệnh có nhiều ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của BN.

Đau ngực trong nhóm BN nghiên cứu chỉ chiếm 18,8% tương tự nghiên cứu của Ngô Quý Châu và CS (15,8%) [56].

4.1.2.2. Triệu chứng toàn thân

Tăng huyết áp ở bệnh nhân BPTNMT: Trong nghiên cứu của chúng tôi Tăng HA hay gặp nhất với 53/144 chiếm 36,8%.

Mạch nhanh (>90 lần/phút) gặp 46/144 BN chiếm 31,9% đứng thứ 2 sau Tăng HA.

Các triệu chứng khác như tím môi - đầu chi có 26/144 BN (18,1%), phù 9/144 BN (6,2%) và không gặp trường hợp nào bị sốt. Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Đặng Văn Huyên thấy tím môi chiếm 81%; phù gặp 57%; sốt là 14,3% [54]; của Chu Thị Hạnh gặp sốt là 28,8% [53]. Điều này có thể lý giải vì đối tượng nghiên cứu của họ là BN BPTNMT đợt cấp.

4.1.2.3. Triệu chứng thực thể

Trong nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng thực thể hay gặp là: Rì rào phế nang giảm (92,4%), lồng ngực hình thùng (70,1%). Các triệu chứng ít gặp hơn là rales ẩm, nổ (42,4%), dấu hiệu Harzer (+) (34%), rales rít, ngáy (32,6%), gan to - phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính (4,9%).

Một phần của tài liệu nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 67 - 71)