4.2.1. Đặc điểm của BMI trên BN BPTNMT
Béo phì đang là vấn đề quan tâm của Y học trên toàn cầu. Tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng ở các nước châu Á- Thái Bình Dương, nơi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam béo phì cũng đang gia tăng trong nhân dân tại các thành phố lớn.
Béo phì liên quan với kháng insulin và HCCH. Béo phì góp phần làm THA, tăng Cholesterol, giảm HDL-C và tăng glucose máu, và là yếu tố nguy cơ độc lập với các yếu tố nguy cơ khác của bệnh mạch vành. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi chỉ số BMI tăng thì nguy cơ bệnh đái tháo đường typ2, bệnh mạch vành cũng tăng [23].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đối tượng có BMI bình thường là cao nhất chiếm 50%; tiếp đến là nhẹ cân 35/144 chiếm 24,3%. Tỷ lệ béo phì trong nhóm nghiên cứu chỉ chiếm 11,1%. Giá trị BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là 20,74 ± 3,13.
Theo Hyejin Joo và CS [61] nghiên cứu trên 354 BN BPTNMT nhận thấy nhóm nhẹ cân chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,7%; cao nhất là nhóm BMI từ 18,5-25 chiếm 70,8%; tỷ lệ béo phì trong nghiên cứu là 23,5% cao hơn của chúng tôi.
Tương tự vậy kết quả nghiên cứu của K.B.H.Lâm và CS trên 496 BN BPTNMT từ 7358 dân số Trung Quốc > 50 tuổi cũng cho thấy tỷ lệ béo phì là 24,6%; thừa cân là 23%; thấp nhất là nhóm nhẹ cân (9,9%) [46].
Điều này có thể lý giải là do BN nghiên cứu của chúng tôi đa số ở giai đoạn muộn của bệnh (GOLD III và IV chiếm 61,2%), tình trạng dinh dưỡng kém nên nhóm nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao hơn 24,3%; nhóm béo phì chiếm thấp hơn là 11,1%.
Điều này dễ nhận thấy qua bảng 3.17: Nhóm Nhẹ cân hay gặp nhất ở GOLD IV với 37,1%; thấp nhất ở GOLD II chiếm 10,9%. Ngược lại nhóm thừa cân và béo phì hay gặp nhất ở GOLD I và II, thấp nhất ở GOLD IV là 6,5% và 8,1%. Trong nhóm thừa cân GOLD II chiếm tỷ lệ cao nhất là 30,4% còn ở nhóm béo phì GOLD I chiếm tỷ lệ cao nhất là 20%. Đồng thời BMI trung bình của GOLD II là cao nhất 22,39 ± 3,17 trong đó BMI trung bình của GOLD IV là thấp nhất 19,41 ± 2,81. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự Steuten LM và CS [49] nghiên cứu trên 317 BN BPTNMT thấy BMI trung bình cao nhất ở GOLD II là 26,7 ± 5,48; thấp nhất ở GOLD IV là 22 ± 5,31. Tỷ lệ béo phì (BMI>30kg/m2) cao nhất ở GOLD II và GOLD I (23,5% và 16,1%), thấp nhất ở GOLD IV là 5,9%. Nhóm thấp cân (BMI ≤ 21) hay gặp nhất ở GOLD IV là 47,1%; ít gặp nhất ở GOLD I là 6,5%.
4.2.2. Chỉ số vòng eo trên BN BPTNMT
Trong nghiên cứu của chúng tôi vòng eo trung bình của nam là 80,38 ± 10,0; trong đó tiêu chuẩn vòng eo ≥ 90cm chỉ có 26/139 chiếm 18,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này thấp hơn B.H.Park và CS vòng eo TB của nam là 85,8 ± 8,23 [8].
Vòng eo trung bình của nữ là 85,20 ± 8,17; trong đó tiêu chuẩn vòng eo ≥ 80cm chiếm chủ yếu 80% (4/5). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Theo B.H.Park vòng eo TB của nữ là 82,8 ± 10,87 [8].
Sự khác nhau này có thể giải thích là do BN nghiên cứu của chúng tôi phần lớn ở giai đoạn nặng GOLD III và IV (61,2%) trong khi của B.H.Park tỷ lệ GOLD I và II chiếm 96,2%, không có GOLD IV [8]. Ở giai đoạn này cơ thể thường bị suy kiệt. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi lại đa số là nam giới (96,5%), nữ giới chỉ có 5 BN nhưng chủ yếu ở giai đoạn GOLD II (60%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi tiêu chuẩn vòng eo của HCCH theo ATP III chiếm tỷ lệ là 20,8%, tiêu chuẩn này hay gặp nhất ở GOLD I và GOLD II với tỷ lệ là 40% và 21,7%; Vòng eo trung bình của GOLD II cao nhất là 84,94 ± 8,53; thấp nhất ở GOLD IV là 77,42 ± 9,55.
Như vậy, tần suất của tiêu chí này trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với các tác giả khác như: Watz H và CS nghiên cứu trên 170 BN BPTNMT và 30 BN Viêm phế quản nhận thấy tỷ lệ tăng vòng eo là 78,2% trong đó GOLD I và II chiếm tỷ lệ cao nhất là 82,4% và 82,5% [9].
B.H.Park và CS nghiên cứu trên 1215 dân số Hàn Quôc chọn ra 133 BN BPTNMT và 40 chứng nhận thấy tỷ lệ của tăng vòng eo theo ATP III là 37,6% [8] đều cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Điều này góp phần làm cho tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn ATP III trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các tác giả trên.