Xuất biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông chi lăng, huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 72)

tộc thiểu số ở trƣờng THPT Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số

Mục tiêu

Tuyên truyền làm cho tất cả cán bộ giáo viên trong trường, tuỳ theo nhiệm vụ cơng tác được giao, có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh đồng thời trang bị những kiến thức, cách thức cần thiết để giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số để mọi giáo viên có ý thức trách nhiệm tốt hơn và có cơng cụ để thực hiện giáo dục KNS một cách hiệu quả.

Ý nghĩa

Nhận thức là khâu đầu tiên của bất kì hoạt động nào, nó có ý nghĩa to lớn cho sự thành công hay thất bại của công việc. Việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm về giáo dục KNS và trang bị kiến thức về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên là yếu tố hết sức quan trọng. Việc giáo dục KNS là một cơng việc cịn mới mẻ với các nhà trường THPT, hơn thế nữa, nhiều giáo viên cũng chưa được trang bị cách thức và các kiến thức hiểu biết cần thiết để giáo dục KNS dân tộc thiểu số do đó đây là cơng việc cần phải thực hiện trong nhà trường. Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên đóng một vi trị hết sức quan trọng, có tác dụng tích cực đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số nhằm góp phần quyết định vào cơng tác giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Nội dung

Ban giám hiệu nhà trường cần phải có biện pháp tốt nhất để tăng cường việc nhận thức đúng đắn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số .

Biện pháp thực hiện

- Tổ chức cho giáo viên học tập các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ, ngành, địa phương về đổi mới giáo dục nhất là học tập các

nội dung của phong trào thi đua ”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường cũng xác định 2 vấn đề chủ yếu trọng tâm cần thực hiện trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn đầu là thực hiện dạy học hiệu quả và rèn luyện KNS cho học sinh. Nhà trường cũng lấy đó là tiêu chí đánh giá thực hiện nhiệm vụ cuối năm học.

- Thực hiện lồng ghép vào kiểm tra nhận thức, năng lực giáo viên trong mỗi năm học. Các nội dung kiểm tra nhận thức, năng lực giáo viên đều có nội

dung về việc thực hiện giáo dục KNS, thơng qua đó phát hiện những nội dung giáo viên chưa nắm vững cần tiếp tục tuyên truyền đồng thời cũng là kênh thông tin để xếp loại viên chức cuối năm.

- Đổi mới cách thức tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên:

Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, chỉ thị của Sở Giáo Dục và Đào tạo về mục tiêu giáo dục tồn diện trong đó chú trọng đến công tác GD kỹ năng sống cho học sinh.

Đối với cán bộ Đoàn: Đề ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên phải nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, các văn bản hướng dẫn của các cấp để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GD kỹ năng sống cho học sinh.

Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số thiết thực, phù hợp từng chủ điểm và tình hình đồn viên thanh niên nhà trường giúp cho đoàn viên, thanh niên học sinh xác định đúng mục tiêu, lý tưởng, tu dưỡng rèn luyện và hình thành những KNS cần thiết cho bản thân.

Đối với tổ chuyên môn: Chỉ đạo tập huấn các kỹ năng tích hợp giáo dục KNS vào bài dạy theo từng nhóm chuyên mơn, trước mắt là các mơn có lợi thế như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học..

Tổ chức các hoạt động dự giờ thăm lớp để giáo viên bộ môn thấy rõ hiệu quả việc dạy tích hợp lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số không làm cho bài giảng nặng nề hơn mà chính là làm cho việc lĩnh hội tri thức của học sinh được nhẹ nhàng uyển chuyển và linh hoạt hơn. Từ việc nhận thức rõ hiệu quả của bài dạy, giáo viên có ý thức trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS tích hợp vào bài dạy.

Giáo viên chủ nhiệm cộng tác chặt chẽ với CMHS, chủ động phối hợp với các giáo viên dạy bộ mơn, Đồn thanh niên, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh. Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể phát triển toàn diện, tự quản để trở thành phương tiện giáo dục KNS cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá học sinh từng tháng để kịp thời điều chỉnh các biện pháp giáo dục phù hợp.

Như vậy người quản lý cần chú ý những vấn đề sau:

- Phân công giáo viên chủ nhiệm cần phải cân nhắc chọn lựa phù hợp với từng khối lớp và đặc trưng mỗi lớp. Khi phân công chủ nhiệm cần chú ý sao cho các giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau, bổ trợ cho nhau trong công tác đồng thời người quản lý cần chú ý đến những lớp cuối cấp, lớp có điều kiện hồn cảnh đặc biệt hơn các lớp khác (lớp có học sinh cá biệt, lớp có nhóm bạn học tốt...).

- Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giúp họ nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình, những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đồng thời động viên, khuyến khích, giúp đỡ họ học tập, trau dồi kinh nghiệm nâng cao năng lực và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm qua đồng nghiệp và học hỏi ở trường bạn.

Điều kiện thực hiện

- Nhà trường phải cụ thể hoá các chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước, các chỉ thị của ngành, cụ thể hoá nội dung giáo dục KNS bằng những kế hoạch, việc làm cụ thể đến cán bộ giáo viên nhà trường.

- Việc tuyên truyền phải diễn ra thường xuyên trong các kỳ họp hội đồng, sinh hoạt tổ chun mơn, các tổ chức đồn thể.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, kịp thời nêu những điển hình tiêu biểu trong việc ứng xử các tình huống hay của giáo

viên chủ nhiệm, các bài giảng hiệu quả trong việc tích hợp giáo dục KNS...tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên.

- Trang bị tài liệu về giáo dục KNS cho giáo viên và học sinh: Cung cấp các tài liệu về chủ để giáo dục KNS cho thư viện nhà trường và đến tận tay từng giáo viên, đảm bảo mỗi giáo viên có ít nhất một cuốn sách hướng dẫn về giáo dục KNS các sách này giúp cho các thầy cơ giáo có thêm nhận thức và cách thức tiến hành giáo dục KNS. Một số sách tiêu biểu được trang bị như “Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Bẩy - Bùi Ngọc Diệp - Bùi Đức Thiệp - Ngơ Thị Tun, “Giáo trình chun đề giáo dục kỹ năng sống” của Nguyễn Thanh Bình, “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Mĩ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính - Vũ Phương Liên... Một số sách dành cho học sinh cũng được bổ sung như sách về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, sách “Hạt giống tâm hồn”...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông chi lăng, huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)