Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp về giáo dục kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông chi lăng, huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 83)

3.2.2 .Tăng cường tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới công tác chủ nhiệm lớp về giáo dục kỹ năng

cho học sinh dân tộc thiểu số trong

Mục tiêu

Đổi mới công tác chủ nhiệm nhằm tạo ra mối quan hệ thân thiết, hiểu, cảm thông và chia sẻ giữa GVCN và HS, giữa HS với HS, giữa GVCN với gia đình HS, HS với Gia đình...từ đó hướng cho HS những KNS cần thiết và sống có trách nhiệm với bản thân, với tập thể và gia đình.

Chỉ đạo dổi mới cơng tác chủ nhiệm cần có kế hoạch, nội dung cụ thể ln tổ chức các hội thảo về cơng tác chủ nhiệm để tìm ra những hình thức, biện pháp phù hợp. Đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của mỗi GVCN.

Ý nghĩa

Người giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp học, giáo viên chủ nhiệm như thế nào thì lớp học sẽ như thế ấy. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi phải là một nhà tư vấn giỏi, người kịp thời phát hiện ra những học sinh “có vần đề” về tâm lý hoặc gặp phải những khó khăn bối rối trước cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho các em động cơ học tập đúng đắn, chăm chỉ, say mê học tập, biết trân trọng những kiến thức được tiếp thu, khơng ỉ lại, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, có thái độ trung thực trong học tập. Giáo dục các em đức khiêm tốn, tinh thần tập thể, tình đồn kết thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm phải vận dụng nhiều biện pháp tâm lý để tạo cho các em một niềm tin, một tinh thần phấn đấu. Đặc biệt rèn cho học sinh đức kiên trì, tính tự giác, chủ động sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo dục cho các em quan điểm học tập tiến bộ và đúng đắn: Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống cộng đồng. Bằng việc nắm vững đối tượng học sinh, thông qua hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục, giáo viên chủ nhiệm là người có ưu thế và khả năng rất thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS, góp phần chung vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường.

Biện pháp thực hiện

- Thực hiện khảo sát đối tượng học sinh: Vào đầu năm học, chỉ đạo xây dựng bộ công cụ cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc khảo sát đối tượng học sinh. Các phiếu khảo sát này không chỉ để giáo viên nắm được lý lịch học sinh mà thơng qua đó biết sở thích, tính cách, thói quen, nhóm bạn thân, phong cách học tập, những mặt mạnh và hạn chế của học sinh...Các phiếu khảo sát này còn phục vụ cho chính giáo viên bộ môn trong việc điều tra

phong cách học của học sinh, giúp cho việc xây dựng kế hoạch dạy học của năm học. Cũng qua phiếu điều tra này, nhà quản lý gián tiếp góp phần xây dựng mối liên hệ thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc phối hợp giáo dục học sinh.

- Lựa chọn nội dung giáo dục KNS cho phù hợp với từng lớp: Từ việc khảo sát đối tượng học sinh, chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục KNS phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp. Với các lớp 10 mới vào trường, học sinh ở vùng sâu vùng xa, các KNS được lựa chọn thường là kỹ năng giao tiếp ứng xử thể hiện có văn hố, kỹ năng kiên định không nghe lời rủ rê bỏ học, kỹ năng mạnh dạn, tự tin. Với các lớp lớn hơn có học sinh ở khu vực thị trấn lại chú trọng đến các kỹ năng tự bảo vệ mình trước những cám dỗ, kỹ năng tự khẳng định mình, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xác định mục tiêu...

- Xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung, hình thức giờ sinh hoạt lớp:

Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chi tiết trên cơ sở điều tra tình hình lớp. Trong kế hoạch chủ nhiệm, cần có kế hoạch giáo dục KNS cho từng tháng. Ban hành văn bản cụ thể của nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thay đổi nội dung, hình thức giờ sinh hoạt lớp trong đó mỗi tháng có ít nhất 1 lần tổ chức hoạt động giáo dục KNS. Kế hoạch này có thể khơng giống nhau giữa các khối và các lớp vì tuỳ theo đặc điểm của từng lớp mà lựa chọn chủ đề giáo dục hoặc điều chỉnh, bổ sung chủ đề mới. Nội dung kế hoạch này được lãnh đạo nhà trường duyệt và thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện. Do đặc điểm nhà trường ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc nên đối tượng phụ huynh khá đa dạng. Bên cạnh những phụ huynh có tri thức, hiểu biết, quan tâm đến con cái thì có những phụ huynh trình độ văn hố rất thấp, sự hiểu biết kém, vẫn còn nặng nề các hủ tục lạc hậu, thiếu quan tâm đến học hành tâm sinh lý của con. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm phải lưu tâm nhiều hơn đến nhóm đối tượng học sinh trong

các gia đình có trình độ văn hố thấp này vì vừa phải giáo dục cho học sinh đồng thời phải tuyên truyền đến phụ huynh. Ở một số tiết sinh hoạt có thực hiện hoạt động giáo dục KNS, giáo viên chủ nhiệm luân phiên mời một số phụ huynh có điều kiện hồn cảnh đặc biệt cùng tham gia, cùng trải nghiệm với con em mình để bước đầu thực hiện việc “thắp sáng giáo dục” cho phụ huynh

Bảng 3.2 là một ví dụ cho kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS trong giờ sinh hoạt lớp.

- Tổ chức thí điểm giờ sinh hoạt lớp có giáo dục KNS như một hoạt động giáo dục mang tính chuyên biệt : Lựa chọn một số giáo viên chủ nhiệm

tiên phong đi đầu trong việc giáo dục KNS thực hiện thể nghiệm các giờ sinh hoạt lớp có thực hiện giáo dục KNS để giáo viên khác trực tiếp được trải nghiệm và học tập lẫn nhau trong việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

Xây dựng bảng đăng ký “Ước mơ tương lai” khi họp phụ huynh định kỳ, hặc tham dự giờ SHL cha mẹ học sinh biết nguyện vọng của con cái để động viên, định hướng, tư vấn giúp đỡ cho con. Trong quá trình học tập và rèn luyện, những ước mơ này có thể được điều chỉnh tuỳ theo khả năng học tập, thới quen, tính cách mỗi học sinh.

Bảng 3.2: Mẫu bảng “Ước mơ tương lai” của học sinh

STT Họ tên học sinh Mơ ƣớc nghề nghiệp Khối thi

1 Nông văn A `Công an Khối A

2 Lý Văn B Bác sỹ Khối B

3 Lường Thị C Giáo viên Khối C

… …. …. …

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện hoạt động giáo dục NGLL và giáo dục hướng nghiệp. Linh hoạt trong hình thức tổ chức các hoạt động này tuỳ

giao lưu rộng hơn với các bạn khác lớp, lại có chủ đề tổ chức riêng hoặc mang tính chất toạ đàm trong nội bộ lớp. Các nội dung giáo dục KNS được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động này đảm bảo phù hợp đối tượng và tăng cường sự giao lưu, trải nghiệm. Phân cơng một đồng chí lãnh đạo nhà trường trực tiếp chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL và theo dõi việc tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt. Hàng tháng có tổ chức họp chủ nhiệm lớp để trực tiếp rà soát việc thực hiện theo kế hoạch và kịp thời điều chỉnh bổ sung khi cần thiết.

- Phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm

và gia đình học sinh: Cần linh hoạt khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề

đối với học sinh trong lớp. Việc sử dụng các biện pháp giải quyết những vấn đề này cũng rất linh hoạt: có khi sử dụng biện pháp hành chính, có khi sử dụng biện pháp tâm lý, tư vấn, tuyên truyền vận động. Mỗi học sinh có một tính cách riêng nên người giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà quản lý phải biết áp dụng tuỳ từng trường hợp, từng hoàn cảnh sao cho phù hợp .

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra: Kiểm tra việc

thực hiện các nội dung giáo dục trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, đánh giá kết quả thực hiện thông qua các hoạt động tập thể mà lớp tham gia, khen thưởng các lóp học sinh có phong trào hoạt động văn hố văn nghệ sơi nổi, tạo sự tự tin cho học sinh và phấn khởi cho giáo viên chủ nhiệm. Tham gia dự giờ sinh hoạt lớp trong đó có nội dung giáo dục KNS như một hoạt động chuyên biệt để đánh giá, rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong đội ngũ chủ nhiệm lớp.

- Tổ chức hội thảo về hoạt động giáo dục KNS trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Những giáo viên thực hiện tốt các hoạt động giáo dục KNS viết

các báo cáo khoa học nêu rõ những biện pháp, cách thức cũng như hiệu quả thực hiện để mọi người cũng nhau rút kinh nghiệm học tập.

Điều kiện thực hiện:

- Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm theo điều lệ trường THPT

- Nhà trường cung cấp mẫu khảo sát đối tượng học sinh cho giáo viên, trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm có thể đưa thêm các nội dung tuỳ theo đối tượng để khảo sát hiểu rõ học sinh.

- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc phối hợp thực hiện giáo dục học sinh.

- Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc cho giáo viên chủ nhiệm, có ghi nhận thành tích và khen thưởng kịp thời những giáo viên có nhiều cố gắng trong việc giáo dục học sinh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông chi lăng, huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)