Khảo sát, thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông chi lăng, huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 94)

3.2.2 .Tăng cường tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học

3.3. Khảo sát, thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

giáo dục kỹ năng sống và thử nghiệm biện pháp đề xuất

3.3.1. Khảo sát, thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được đề xuất

Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động giáo dục KNS để làm cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thức trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn. Qua việc đánh giá thực trạng tác giả thực hiện khảo sát thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THPT Chi Lăng nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tồn diện nói chung và giáo dục KNS nói riêng.

Biện pháp 1: Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm và trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên.

Biện pháp 2: Quản lý việc tích hợp giáo dục KNS vào các mơn học. Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong công tác chủ nhiệm lớp.

Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên tham gia hoạt động giáo dục KNS.

Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS.

Biện pháp 6: Đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường. Do điều kiện thời gian không cho phép, chúng tôi không thể thử nghiệm để rút ra được hiệu quả của các biện pháp đã nêu, chúng tôi chỉ tiến hành khảo nghiệm thông qua việc lấy ý kiến của 45 người bao gồm: cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng), giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, tổ trưởng chuyên môn và đại diện cha mẹ học sinh) Trường THPT Chi Lăng về mức độ cần thiết và tính khả thi của của các biện pháp. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp

Tỷ

l

% Tính cần thiết

Tính khả thi

Bảng 3.3. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Các biện pháp Mức độ cần thiết của các biện pháp (%) Mức độ khả thi của các biện pháp (%) RCT CT ICT KCT Xếp thứ RKT KT IKT KKT Xếp thứ Biện pháp 1 66,7 33,3 0 0 5 71,1 24,5 4,4 0 1 Biện pháp 2 68,9 17,8 8,9 4,4 4 33,3 60 6,7 0 4 Biện pháp 3 77,8 22,2 0 0 1 42,3 44,5 8,8 4,4 2 Biện pháp 4 64,5 31,1 0 4,4 6 26,7 62,2 6,7 4,4 5 Biện pháp 5 71,1 22,2 0 6,7 2 20 64,5 8,8 6,7 6 Biện pháp 6 69,8 25,3 1,65 3,3 3 38.63 51,12 7,1 3.0 3 TB chung 69,78 25,32 1,78 3,12 38,68 51,14 7,08 3,1

Từ số liệu khảo sát trên, chúng tơi có thể rút ra một số kết luận về sự cần thiết của các biện pháp

1. Số người đánh giá mức độ "rất cần thiết" của 6 giải pháp có tỷ lệ bình qn là 69,8% và số người đánh giá ở mức độ “cần thiết” của 6 biện pháp là 25,3%. Tổng cộng cả hai mức độ đó có tỷ lệ bình qn là 95,1%. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp của các đối tượng về 6 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.

2. Các biện pháp 1, 3, 4, 5, 6 có sự đồng thuận cao, trong đó biện pháp 1, 3 chiếm 100% ở mức rất cần thiết và cần thiết. Biện pháp 1 và 3 nằm trong tầm quản lý của nhà trường, đội ngũ thực thi là thầy cô giáo, CBGV trong nhà trường và khơng cần đầu tư nhiều kinh phí. Cịn các biện pháp 4, 5 là các biện pháp tạo môi trường hoạt động rộng lớn và lành mạnh để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

3. Biện pháp 2 có tỷ lệ 8,9% ý kiến thiên về "ít cần thiết" và 4,4% ý kiến không trả lời câu hỏi. Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với một số đối tượng khảo sát thì nhận được sự giải trình rằng: Hoạt động giáo dục NGLL là một hoạt động khó và tâm lý của một số học sinh hiện nay lại rất ngại phải giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội nên khó tổ chức được các hoạt động có hiệu quả.

4. Như vậy tỷ lệ chênh lệch giữa các biện pháp là khơng nhiều vì thế nên không ảnh hưởng đến kết quả chung của 6 biện pháp và của từng biện pháp.

Từ số liệu khảo sát trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận về tính khả thi của các biện pháp

1. Số ý kiến rất khả thi ở cả 6 biện pháp có tỷ lệ trung bình là 38,68% là hồn tồn khách quan vì trong thực tiễn khơng có biện pháp nào là hồn tồn tối ưu. Tuy nhiên ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi cả 6 biện pháp đạt tỷ lệ trung bình là 51,14%; Gộp cả hai loại ý kiến đó thì cả 6 biện pháp có sự đồng thuận trung bình về tính khả thi là 89,82%, thấp hơn so với tính cần thiết (95,1%). Điều

này cũng dễ hiểu, bởi để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp cần có nhiều điều kiện và nhiều yếu tố khác nữa.

2. Ý kiến của một số đối tượng khảo sát ở cả 3 mức độ không khả thi là 3,1% và ít khả thi có tỷ lệ trung bình cả 6 biện pháp là 7,08%. Tỷ lệ chung như vậy theo chúng tôi cũng là một đánh giá khách quan bởi vì biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động, khơng có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp đều có những ưu thế riêng và có những nhược điểm riêng. Chính vì vậy chúng ta phải dùng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Hơn nữa quản lý GDKNS là một việc làm khó khăn phức tạp, nhất là trong hồn cảnh xã hội hiện nay. Người cán bộ quản lý phải có tâm, có tầm, tuỳ theo cơng việc, con người, hồn cảnh cụ thể mà sử dụng các biện pháp quản lý một cách linh hoạt, thích hợp và bảo đảm hiệu quả giáo dục cao.

3.3.2. Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả của 2 biện pháp đề xuất

3.3.2.1. Thử nghiệm biện pháp quản lý việc tích hợp giáo dục KNS trong cơng tác chủ nhiệm lớp.

Quản lý tốt hoạt động giáo dục KNS là thành tố góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Người được thụ hưỏng sự giáo dục tốt đẹp đó chính là học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Trong các biện pháp thực hiện quản lý việc tích hợp giáo dục KNS trong công tác chủ nhiệm, chúng tơi đã thực hiện thí điểm chỉ đạo việc lên kế hoạch và thực thi việc thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào giờ sinh hoạt lớp tại lớp 11A1. Kết quả thu được là một giờ sinh hoạt lớp thực sự xúc động, tràn ngập sự chia sẻ, yêu thương giữa các thành viên trong lớp cũng như biết trân trọng những giá trị mà cuộc sống đem lại. Các em học sinh cũng nhận thức được rằng cuộc sống ln có những vui buồn đan xen nhưng đừng bao giờ để mất đi niềm tin.

Khi tổ chức cho các em học sinh 11A1 sinh hoạt lớp với chủ đề “Gia đình - Tổ ấm của em” các em học sinh đã chia sẻ nhiều cung bậc tình cảm, những khó khăn trong giao tiếp với cha, mẹ khi không cùng thế hệ, quan điểm về cuộc sống, bạn bè….Em LTHS tâm sự: Mẹ em thường tắt, không cho em xem những chương trình hoạt hình, những chương trình về giới trẻ trên ti vi, khi em phản ứng thì mẹ nói tồn những trị nhảm nhí, hỏng người…Em rất bức xúc, nếu chịu nhịn thì khơng sao, nếu nói lại thì mẹ cho là em hư hỏng, dám cãi mẹ…sau khi em LTHS chia sẻ, nhiều em khác đồng tình và đề nghị cơ giáo chủ nhiệm trao đổi lại với cha mẹ về quan niệm sống, về những suy nghĩ, lối sống mới…GVCN lớp đã gặp BGH, trao đổi trong sinh hoạt Khối chủ nhiệm, khi được tư vấn về cách giải quyết, tổ chức 01 buổi sinh hoạt lớp và 01 buổi dã ngoại cho học sinh lớp 11A1 và mời các bác phụ huynh tham gia…Sau đó một thời gian, các em học sinh đã chia sẻ niềm vui khi được cha, mẹ quan tâm, cùng tranh luận về những nội dung trên ti vi, những tình huống trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, về nội dung học tập, kế hoạch cho tương lai.…

Bảng 3.4: So sánh hiệu quả giờ sinh hoạt lớp thông thường với giờ sinh hoạt lớp có giáo dục KNS sau khi có chỉ đạo của hiệu trưởng về giáo dục

tích hợp KNS STT Nội dung Giờ SHL thơng thƣờng (%) Giờ SHL có GD KNS (%)

1 Giờ sinh hoạt lớp vui vẻ, hấp dẫn 11,6 100

2 Được hiểu thêm về bạn bè 30,2 88,4

3 Có thêm nhiều hiểu biết cho cuộc sống 6,9 100 4 Giờ sinh hoạt căng thẳng vì thầy hay

kiểm điểm các bạn 58,1 0

5 Giờ sinh hoạt lớp thường nhàm chán 44,1 0 6 Được giao lưu, thể hiện khả năng bản

3.3.2.2. Thử nghiệm biện pháp “Chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên tham gia giáo dục kỹ năng sống”

Từ tình hình thực tế của nhà trường có số học sinh ở xa đến trọ học gần trường rất đơng, các em cịn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập; BGH nhà trường đã phối hợp với Đoàn trường tổ chức Câu lạc bộ “Bạn xa nhà” nhằm tập hợp các em học sinh trọ học, hướng dẫn phương pháp học tập, giáo dục những kỹ năng sống cần thiết, giúp các em tự tin trong giao tiếp, ứng xử. Từ đó nhà trường sẽ kịp thời quan tâm, chia sẻ những khó khăn của các em trong cuộc sống và học tập. Tăng cường sự phối kết hợp cùng gia đình và nơi ở trọ quản lý các em ngoài giờ học.

Sau 1 năm hoạt động Câu lạc bộ đã được sự quan tâm, đồng thuận, ủng hộ của lãnh đạo chính quyền địa phương, các bậc PHHS, của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện… Chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm như sau: Trong năm học 2012 – 2013 trường có 504 em học sinh trọ học và đã đạt được những kết quả nhất định:

- Về học lực: 2/3 trong số 504 em trọ học đạt kết quả từ trung bình khá trở lên

- Về hạnh kiểm: 82% trong số 504 em trọ học đạt kết quả từ khá tốt trở lên - Số học sinh bỏ học giữa chừng hay nghỉ học vì điều kiện hồn cảnh gia đình khó khăn : khơng cịn

- Số học sinh chậm tiến giảm đi nhiều, năm học 2012 – 2013 Ban chủ nhiệm câu lạc bộ đã kêu gọi các đồng chí GVCN nêu cao tinh thần trách nhiệm và tâm huyết nghề nghiệp để thu phục những em học sinh chậm tiến. Tiêu biểu là những cô giáo như cố : Vi Thị Kim Ngân, Cô Vi Thị Tú Quyên, cơ Hồng Thị Nhạn đã thu phục được rất nhiều em học sinh cá biệt trọ học như em: Phạm Trung Hồng, Nơng Văn Tuấn, Hồng Bình Trọng, Nguyễn Thế Nam, ....Kết quả cuối năm các em đã có những tiến bộ rõ rệt trong học tập (từ Yếu lên Trung bình, từ Trung bình lên Khá); Về tư cách đạo đức của

người học sinh thì các em đã có những thay đổi sau mỗi lần tham gia sinh hoạt cùng câu lạc bộ...

Bảng 3.5: So sánh hiệu quả buổi sinh hoạt Đồn bình thường với buổi Sinh hoạt Đồn theo hình thức tổ chức Câu lạc bộ có tích hợp KNS

STT Nội dung Giờ SHL thông thƣờng (%) Giờ SHL có GD KNS (%)

1 Buổi sinh hoạt Đoàn vui vẻ, hấp dẫn 9,7 100

2 Được hiểu thêm về bạn bè 20,2 88,4

3 Có thêm nhiều hiểu biết cho cuộc sống 10,9 100 4 Buổi sinh hoạt căng thẳng vì BTCĐ hay kiểm điểm các đoàn viên 68,1 0 5 Buổi sinh hoạt Đoàn thường nhàm chán 56,3 0 6 Được giao lưu, thể hiện khả năng bản thân 2,7 100

Như vậy hoạt động của CLB được đông đảo các em học sinh trong trường ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Nhiều em học sinh nhà ở gần thị trấn đã có tinh thần và trách nhiệm giúp đỡ các bạn ở xa nhà và hỗ trợ các thầy cô trong ban chủ nhiệm câu lạc bộ. Các em học sinh xa nhà nói riêng và ĐV-TN toàn trường đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cũng như có thêm nhiều KNS.

Kết luận chƣơng 3

Với yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách. Hiệu trưởng trường THPT Chi Lăng cần quan tâm tới các biện pháp mà đề tài nghiên cứu và đề xuất. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, có tác dụng hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau, biện pháp này tạo cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia. Mỗi biện pháp đều có vai trị tác động khác nhau đến công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS của hiệu trưởng nhà trường. Với việc thực hiện đồng bộ 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THPT Chi Lăng, chúng tôi tin rằng hoạt động giáo dục KNS của nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở trường trung học phổ thông Chi Lăng .

Những biện pháp được đề xuất khơng chỉ áp dụng có hiệu quả ở trường THPT Chi Lăng mà cũng có thể được xem xét áp dụng và có tính khả thi ở các trường THPT thuộc tỉnh Lạng Sơn cũng như các địa phương khác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động giáo dục KNS là hoạt động cần thiết ở các trường phổ thông trong cả nước Làm tốt việc giáo dục KNS cho học sinh chính là góp phần thực hiện giáo dục tồn diện về đức, trí, thể, mĩ. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường chính là góp phần gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động đồng thời cũng là thực hiện 4 trụ cột của việc học của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để chung sống.

Hoạt động giáo dục KNS là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở trường THPT, là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường. Người hiệu trưởng trường THPT phải thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục KNS trong tất cả các thành tố của quản lý nhà trường.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp được các vấn đề: Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT, một số đặc điểm tâm lý của cho học sinh dân tộc thiểu số THPT và tầm quan trọng của GDKNS cho HS THPT. Đề tài cũng đã nêu các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh và các phương pháp GDKNS cho học sinh dân tộc thiểu số. Từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố chi phối đến công tác quản lý GD KNS cho cho học sinh dân tộc thiểu số. Từ việc nghiên cứu đó, đề tài đã xác định được cơ sở lí luận của quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số THPT.

Đề tài đã thực hiện khảo sát thực trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, đánh giá những mặt mạnh và những tồn tại đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của các tồn tại yếu kém đó.

Đề tài đã đạt được mục đích đề ra là đề xuất một hệ thống 6 biện pháp đồng bộ, gắn bó hữu cơ với nhau để quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông chi lăng, huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)