Quản lý mục tiêu của việc dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh THPT theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường THPT yên hưng, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 42)

1.6. Quản lý hoạt động dạy Tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực thực

1.6.1 Quản lý mục tiêu của việc dạy học

Mục tiêu là thành tố rất quan trọng của quá trình dạy học. Trong dạy học, nếu khơng có mục tiêu xác định, sẽ khơng có bất kì cơ sở nào để lựa chọn nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và càng không thể đánh giá được hiệu quả, giá trị của một bài giảng, một khóa giảng hay cả một chương trình. Một mục tiêu được xác định rõ giúp giáo viên suy nghĩ sâu sắc và chín chắn trong việc lựa chọn và sắp xếp nội dung bài giảng, tìm phương pháp truyền đạt tới học sinh để bài giảng có kết quả tốt nhất. Các mục tiêu được xác định là cái mốc để giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh đến mức nào theo chiều hướng đã định. Mục tiêu là cái đích mà cả học sinh và giáo viên cần hướng tới.Thông qua các bài kiểm tra, chúng ta đánh giá được tình trạng nhận thức của học sinh, đo được năng lực của học sinh trong việc thực hiện hành động mà chúng ta mong muốn. Nhưng kết quả kiểm tra chỉ thực sự phản ánh chính xác nếu nội dung bài kiểm tra đã được định hướng bởi một hệ mục tiêu rõ ràng và đầy đủ. Mục tiêu là cơ sở để viết được các câu hỏi thi tốt nhất.

Học sinh nắm được những mục tiêu mà giáo viên đặt ra sẽ tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân trong việc chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo một định hướng rõ ràng. Từ đó, học sinh biết lựa chọn cách học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, việc

xác định mục tiêu trước khi xây dựng nội dung bài giảng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một hệ mục tiêu được đặt ra đầy đủ cả về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ sẽ hướng tồn bộ q trình dạy học đạt tới một hiệu quả dạy học tốt nhất. Đó là, hỗ trợ người giáo viên xác định hình thức tổ chức dạy học, chọn các hình thức dạy học phù hợp, lựa chọn các công cụ kiểm tra đánh giá tốt nhất. Đó là, phát triển ở người học các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tư duy, các kĩ năng hành động và cả niềm say mê đối với môn học.

Vậy quản lý mục tiêu của việc dạy học, thực chất là QL mục tiêu sau giảng dạy của nhà trường. Giáo viên phải truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và những giá trị về tư tưởng, phẩm chất cần được trang bị cho HS. Đồng thời, GV có nhiệm vụ phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng HĐDH của mình nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng. Trong quá trình GD&ĐT, hiệu trưởng và hội đồng giáo viên là đối tượng QL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh THPT theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường THPT yên hưng, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)