2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo định
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế
Các nguyên nhân chủ quan
- Hiệu trưởng chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, chương trình tiếng Anh mới.
- Đa số các Hiệu trưởng có trình độ ngoại ngữ cịn chưa cao, thậm chí có những Hiệu trưởng chỉ biết một chút ít về ngoại ngữ mà không phải là tiếng Anh vì thế nên e ngại trong nhận xét, đánh giá GV tiếng Anh.
- Hiệu trưởng không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc sinh hoạt tổ chuyên môn ngoại ngữ cũng như hoạt động dạy học của GV ngoại ngữ.
- Hiệu trưởng chưa thực sự quan tâm nhiều đến quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới.
Các nguyên nhân khách quan
- Ý thức học tập của một bộ phận HS chưa tốt, chưa coi trọng học tập bộ môn này, chưa hứng thú, tích cực, tự giác nên kết quả học tập chưa cao, phong trào chưa sôi nổi, khả năng biểu đạt ngơn ngữ tiếng Anh cịn thấp do ngại nói, chưa có mơi trường giao tiếp, luyện tập, khả năng nghe cũng còn thấp, kỹ năng viết chưa chắc chắn, chủ yếu cịn mang tính dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
- Nhận thức của một bộ phận phụ huynh HS và HS về vai trò, tầm quan trọng của tiếng Anh trong xã hội chưa cao, chưa thực sự quan tâm và đầu tư thích đáng.
- Nội dung, chương trình, sách giáo khoa đổi mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nên có nhiều vấn đề chưa phù hợp cần chỉnh sửa, hoàn thiện, giữa nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa với các thiết bị giảng dạy như băng - đĩa hình của nhiều bài cịn chưa khớp nhau, cịn sai sót, gây khơng ít khó khăn cho GV và HS trong hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
- Về phương pháp dạy tiếng Anh: GV đã áp dụng phương pháp dạy tiếng Anh mới, song chưa thật thành thạo, nhuần nhuyễn, còn chậm đổi mới (Còn tồn đọng ở một số GV đã có tuổi và GV từ tiếng Nga, tiếng Pháp chuyển sang dạy tiếng Anh), chủ yếu vẫn chú trọng dạy ngữ pháp, chưa có đủ thời lượng để rèn luyện kỹ năng nghe - nói trên lớp, nên phương pháp cịn chưa phù hợp với nội dung, chương trình trong sách giáo khoa đổi mới. Do số lượng HS trong mỗi lớp đông, nên việc áp dụng phương pháp luyện nghe - nói theo cặp, nhóm cịn gặp nhiều khó khăn, vì thường gây ồn ào ảnh hưởng tới các lớp kề bên đang có các giờ học khác. Diện tích lớp học nhỏ, nên việc tổ chức cho HS học theo nhóm ít, rất khó khăn trong những dịp tổ chức cho HS học tập theo phương pháp "Chơi mà học - học mà chơi" hoặc các hoạt động ngoại khóa để có thể tăng cường khả năng giao tiếp ngơn ngữ vừa được học.
- Về cơ sở vật chất: Tuy đã được đầu tư hơn, song vẫn chỉ dừng lại ở một số trường, chủ yếu vẫn là một số tranh ảnh, đài cát sét, băng tiếng cịn các thiết bị giảng dạy hiện đại khác thì rất ít, vì thời gian có hạn, lại chưa được đầu tư phịng học chun mơn, nên GV cũng ít sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Các đồ dùng dạy học tiếng Anh cũng rất ít, chưa phong phú, chưa thật đa dạng.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2 về thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường THPT Yên Hưng, thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã đưa ra được những thông tin khái quát về địa bàn thực hiện khảo sát và tình hình quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại đây.
Qua việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Yên Hưng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đội ngũ CBQL và GV tiếng Anh đa số chuẩn về trình độ có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, số GV đạt chuẩn C1 theo hệ tham chiếu châu âu cịn ít. Phần lớn HS ham học hỏi, chịu khó học tập.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thẳng thắn thừa nhận một số hạn chế trong công tác dạy và học môn tiếng Anh. Đội ngũ GV tiếng Anh chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội về ngoại ngữ, GV còn ngại học thêm để nâng cao trình độ, ít chịu tự học, tự bồi dưỡng, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa tích cực sử dụng các phương tiện kĩ thuật và thiết bị dạy học. Về phía HS, động cơ học tiếng Anh chưa xuất phát từ việc ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, chủ yếu để đối phó với thi cử. Sự chủ động tiếp cận kiến thức bộ mơn cũng như PP học tập của HS cịn hạn chế.
+ Về công tác quản lý của BGH
Chưa thực sự chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trị của mơn tiếng Anh tới các bộ phận giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh và phụ huynh học sinh.
Việc thanh tra các giờ dạy tiếng Anh còn chưa thực hiện thường xuyên, một số giờ dạy còn đánh giá mang tâm lý nể nang chưa thực chất.
CSVC có đầu tư mua sắm nhưng sử dụng chưa hiệu quả cao, vì phịng học tieenhg khơng đủ quy chuẩn. Học sinh muốn thực hành nhưng không di chuyển chỉ ngồi một chỗ.
Việc định hướng cho HS học tiếng Anh chưa đạt hiệu quả. + Về giáo viên:
Đội ngũ GV tiếng Anh chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội về ngoại ngữ. GV cịn ngại học thêm nâng cao trình độ, ít chịu tự học, tự bồi dưỡng, ngại đổi mới phương pháp dạy học, chưa tích cực sử dụng các phương tiện kỹ thuật thiết bị dạy học.
+ Về học sinh
Động cơ học tiếng Anh chưa xuất phát từ việc ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, chủ yếu để đối phó với thi cử. Sự chủ động tiếp cận tài liệu bổ trợ và phương pháp học tập tiếng Anh của HS cịn hạn chế.
Qua đó, tác giả đã nêu ra những thành quả đạt được và những điểm cịn hạn chế về cơng tác quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường THPT Yên Hưng, thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Yên Hưng cần có các biện pháp cụ thể và có sự phối hợp đồng bộ giữa CBQL, GV, HS và cha mẹ HS trường.
CHƢƠNG 3:
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH Ở CÁC TRƢỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH.