Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP

Một phần của tài liệu giá trị bảo tồn loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys) ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an (Trang 45)

Hệ số tương quan Sai số tiêu chuẩn T - Stat P- value

C -3,081793 0,535692 -5,752922 9,0686E-08 X1 0,124911 0,127929 0,976404 0,331152 X2 0,162635 0,151148 1,075997 0,284442 X3 0,367425 0,095458 3,849074 0,000206 X4 -0,035181 0,054827 -0,641675 0,522509 X5 1,143668 0,141231 8,097825 1,1872E-12 X6 0,664552 0,070224 8,097825 1,1558E-15

Bội số R 0,937246 Sai số tiêu chuẩn 0,707185

R2 0,878430 Độ tin cậy 95%

R2 điều chỉnh 0,871348 Số quan sát 110

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính tốn)

Vậy mơ hình được mô tả dưới dạng sau:

WTP = -3,081793 + 0,124911 X1 + 0,162635 X2 + 0,367425 X3 – 0,035181 X4 + 1,143668 X5 + 0,664552 X6

Trong mơ hình trên, ta thấy có 1 biến tỷ lệ nghịch với biến WTP là biến nghề nghiệp, còn 5 biến tỷ lệ thuận với WTP là biến tuổi, giới tính, trình độ học vấn, xếp hạng kinh tế hộ và biến đánh giá mức độ bảo tồn loài VĐMT. Với mức ý nghĩa 0.05 chúng ta đánh giá mối quan hệ giữa biến WTP và các biến độc lập như sau:

P-Value (tuổi) = 0,331152 > 0,05 chứng tỏ biến tuổi khơng có quan hệ chặt chẽ với WTP, đối tượng hỏi bất kể người nhỏ tuổi hay người lớn tuổi đều có thể tham gia trả lời và kết quả WTP không liên quan nhiều đến độ tuổi.

P-Value (giới tính) = 0,284442 > 0,05 chứng tỏ biến giới tính khơng có quan hệ chặt chẽ với biến WTP. Điều này có thể lý giải được, đối tượng được hỏi dù là nam giới hay nữ giới đều có thể tham gia trả lời và kết quả WTP không liên quan đến giới tính.

P-Value (trình độ học vấn) = 0,000206 < 0,05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệ chặt chẽ với biến WTP. Những người có trình độ học vấn cao, được tiếp xúc nhiều với các thông tin liên quan đến Tài ngun mơi trường thì sẽ có nhận thức hơn trong việc đánh giá mức độ bảo tồn lồi và đưa ra mức sẵn lịng trả cao hơn.

hệ không chặt chẽ với biến WTP. Bất kể đối tượng có nghề nghiệp như thế nào cũng đều có sự sẵn lịng chi trả nếu họ quan tâm đến vấn đề bảo tồn lồi, kết quả WTP khơng liên quan đến nghề nghiệp đối tượng chi trả.

P-Value (xếp hạng kinh tế hộ) = 1,1872E-08 < 0,05 chứng tỏ biến xếp hạng kinh tế hộ có quan hệ rất chặt chẽ với biến WTP. Những người có thu nhập cao thường có mức đóng góp cao hơn. Điều này lý giải cho sở thích chi tiêu của cá nhân.

P-Value (đánh giá mức độ bảo tồn loài VĐMT) = 1,1558E-15 < 0,05, sự đánh giá mức độ bảo tồn lồi có quan hệ chặt chẽ với biến WTP. Điều này chúng ta đã lý giải ở phần trên là do đa số người dân đều rất quen thuộc với loài Vượn đen má trắng. Một số đối tượng được tiếp cận với dự án SFNC có sự đánh giá khách quan về mức độ bảo tồn lồi và sự sẵn lịng chi trả. Theo ghi nhận của nghiên cứu thì đa số những người có mức sẵn lịng chi trả cao trên 337.610 đồng/năm/hộ là những người đã từng tham gia dự án SFNC và đối tượng tham gia chương trình bảo vệ lồi động vật này.

2.2.4.2. Điều chỉnh WTP loại bỏ đối tượng không sẵn lòng trả

Tuy nhiên, bên cạnh những người sẵn lòng chi trả cho hoạt động bảo tồn lồi VĐMT thì cũng có những đối tượng khơng sẵn lịng chi trả. Có 15/110 (chiếm 13,64%) đối tượng không sẵn lịng trả, lý giải cho việc khơng sẵn lịng trả của mình có 3/15 (chiếm 20%) đối tượng cho rằng họ không quan tâm đến vấn đề này, đây là những người dân Đan Lai thuộc bản Cị Phạt có đời sống tương đối khó khăn, mức sống cũng như chất lượng cuộc sống còn thấp, tập trung ở khu vực gần biên giới giáp Lào, ít có cơ hội tiếp xúc với thơng tin và những giáo dục mơi trường chính đáng. 5/15 (chiếm 33,33%) đối tượng cho rằng việc bảo tồn lồi khơng quan trọng mà theo họ điều quan trọng là chính phủ cần quan tâm đến cuộc sống của họ hơn là loài động vật kia. 5/15 (chiếm 33,33%) đối tượng cho rằng việc bảo tồn loài này sẽ do một tổ chức mơi trường khác hoặc chính phủ thực hiện chứ khơng phải họ. Còn lại 2/15 (chiếm 13,34%) đối tượng cho rằng nếu có đối tượng khác chi trả thì họ cũng sẽ chi trả. Để định giá được giá trị bảo tồn một cách khách quan hơn, nghiên cứu tiến hành điều chỉnh mức WTP bằng cách loại bỏ những đối tượng khơng sẵn lịng trả trong tính tốn WTP, kết quả như sau:

của đối tượng tham gia phỏng vấn Giá trị WTP

Giá trị trung bình 3,9569 Sai số tiêu chuẩn 0,1566

Giá trị trung vị 4 Mốt 4 Độ lệch chuẩn 1,5102 Giá trị thấp nhất 1 Giá trị cao nhất 7 Số quan sát 94

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính tốn)

Sau khi điều chỉnh, loại bỏ những đối tượng khơng sẵn lịng trả, tiến hành điều chỉnh mức WTP như sau:

WTPTB điều chỉnh = 100.000 * 3,9569 = 395.690 (đồng/năm/hộ)

Tương tự như đã tính tốn, kết quả điều chỉnh thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Số liệu tính tốn mức giá chi trả đã điều chỉnh cho hoạt độngbảo tồn loài VĐMT theo kế hoạch 20 năm bảo tồn loài VĐMT theo kế hoạch 20 năm

Mức giá

(đồng/năm/hộ) Tổng số hộ

Số tiền chi trả trong 1 năm (đồng/năm)

Tổng số tiền chi trả trong vòng 20 năm (đồng)

395.690 518 204.967.420 4.099.348.400

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính tốn)

Như vậy, với mức chi trả trung bình (sau khi đã loại bỏ những người khơng sẵn lịng trả) là 395.690 đồng/năm/hộ được chi trả trong vịng 20 năm thì giá trị bảo tồn lồi Vượn đen má trắng ở Vườn Quốc Gia Pù Mát sau khi điều chỉnh là 4,099 tỷ đồng.

2.2.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động bảo tồn loài Vượn đen má trắng

Từ mức giá sẵn lòng trả của người trả lời phỏng vấn, người điều tra tiếp tục đưa ra câu hỏi rằng với mức sẵn lịng chi trả đó họ sẽ tin tưởng giao cho cơ quan tổ chức nảo thực hiện? Và kết quả đạt được là: 90/110 người trả lời họ tin tưởng rằng VQG Pù Mát sẽ thực hiện tốt chương trình này (chiếm 81,8%), 4/110 người cho rằng Quỹ bảo tồn quốc gia sẽ thực hiện chương trình này tốt hơn.

Biểu đồ 2.7. Thể hiện sự tin tưởng vào tổ chức thực hiện bảo tồn của đối tượng tham gia phỏng vấn (ĐVT: %)

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính tốn)

Thực tế cho thấy, tự bao đời nay con người nơi đây có cuộc sống gắn bó với núi rừng, từ năm 2001 đến nay, VQG ln tạo những chính sách và chương trình hỗ trợ cho đồng bào sống trong vùng đệm và vùng lõi của VQG, đặc biệt là đội ngũ kiểm lâm bám rừng giữ rừng và sâu sát với cuộc sống của đồng bào nơi đây chính là điều kiện tiên quyết để họ đặt trọn niềm tin cũng như hi vọng vào chương trình bảo tồn lồi Vượn đen má trắng sẽ mang lại kết quả cao nhất và những lợi ích thấy được đối với họ.

2.3. Phân tích ma trận SWOT đối với cơng tác quản lý, bảo tồn lồi Vượn đen má trắng ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Để có một bức tranh tổng thể về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cơng tác quản lý, bảo tồn lồi Vượn đen má trắng ở VQG Pù Mát tơi đã tiến hành phân tích ma trận SWOT dưới đây:

Bảng 2.14. Phân tích ma trận SWOT đối với cơng tác quản lý, bảo tồn lồi VĐMT ở VQG Pù Mát

Điểm mạnh (Strong) Điểm yếu (Weakness)

- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và các ban ngành có liên quan.

- Là nơi cịn sót lại ở Việt Nam với quần thể lồi có tính ĐDSH cao. - Lồi mang lại nhiều giá trị kinh tế và sinh thái, phục vụ cho các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.

- Giao thơng đi lại cịn khó khăn, các xã có hệ thống lưới điện cịn kém. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

- Trình độ dân trí cịn thấp, hiểu biết về bảo tồn cịn q ít.

- Phát triển kinh tế còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện và cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tập quán canh tác còn lạc hậu và thiếu đất canh tác. - Thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật cũng như khoa học quản lý.

- Thiếu nhân lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Cơ hội (Opportunity) Thách thức (Threat)

- Mong muốn được thực hiện chương trình bảo tồn lồi VĐMT thơng qua mức sẵn lịng trả của người dân đối với sự tồn tại của loài và muốn được kết hợp với Khu bảo tồn khác trong tương lai để cùng bảo vệ và xây dựng phát triển bền vững.

- Có tiềm năng lớn thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học từ đó kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân khác cho chương trình bảo tồn lồi VĐMT mà khơng chỉ là sự đóng góp của nhân dân. - Thu hút các dự án trong và ngoài nước hoạt động bảo tồn ĐDSH nói chung và lồi VĐMT nói riêng.

- Nguồn lực hạn chế, phương pháp tiếp cận bảo tồn của cán bộ bảo tồn vẫn cịn áp đặt, mang nặng tính hành chính.

- Đói nghèo đối với cộng đồng người dân trong vùng dẫn đến việc khai thác lâm sản trái phép cho mục tiêu sinh kế là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến nơi cư trú và mơi trường sống của lồi. - Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cộng đồng chưa phát triển.

- Giáo dục mơi trường chưa hồn thiện.

- Cán bộ cấp trên chưa thực sự sâu sát với cán bộ cấp dưới, chưa có sự liên kết cộng đồng trong cơng tác bảo vệ và bảo tồn lồi.

- Hoạt động phục hồi và bảo vệ mơi trường sống của lồi chưa được hoàn thiện và nâng cao.

(Nguồn: Thu thập số liệu và phân tích)

Điểm thuận lợi tập trung chủ yếu vào giá trị của lồi và tính đa dạng sinh học vốn có, cùng với sự ủng hộ của chính quyền các cấp.

Được UBND tỉnh bố trí tuyển dụng cán bộ và cấp kinh phí hoạt động hằng năm để duy trì các hoạt động thường xuyên của VQG. VQG Pù Mát có chung 61 km ranh giới phía nam trùng với biên giới quốc gia Việt Lào. Đặc biệt là tiếp giáp với khu rừng chưa bị tác động rất rộng của huyện Viengthong, tỉnh Bolikhamxay, Lào. Tổng diện tích của Pù Mát và khu rừng phịng hộ Viengthong khoảng 250,000 m2 đã tạo ra 1 khu vực được bảo tồn rộng lớn và là hiện trường sinh sống của, trú ngụ tốt nhất cho các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các lồi thú lớn q hiếm có phạm vi hoạt động rộng. Hơn nữa, việc miền Tây Nghệ An được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển vào tháng 7 năm 2009, trong đó vùng lõi bao gồm cả 3 khu rừng đặc dụng của Nghệ An: Pù Mát, Pù Luống, Pù Hoạt đã tạo ra hành lang xanh để bảo vệ và bảo tồn các lồi ĐVHD.

Điểm khơng thuận lợi tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, nhận thức của người dân và lực lượng thực hiện cơng tác bảo tồn cịn hạn chế.

Do VQG phân bố trải rộng trên địa bàn của 3 huyện, đời sống của người dân sống ở gần rừng cịn rất khó khăn nên khơng tránh khỏi sự tác động xấu đến rừng. Hiện nay, tình trạng săn bắt ĐVHD là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên sinh học, đặc biệt là các lồi thú lớn có giá trị bảo tồn cao. Lực lượng kiểm lâm còn thiếu so với địa bàn. Diện tích quản lý, giao thơng đi lại khó khăn, các trạm quản lý bảo vệ rừng chủ yếu đóng ở vùng sâu vùng xa, vùng giáp biên giới, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn trang thiết bị để ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm.

Cơ hội chủ yếu là phát huy tiềm năng vốn có của khu vực như được các viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà khoa học quan tâm hơn và đã có các chương trình nghiên cứu nhỏ đóng góp vào chiến lược bảo tồn của VQG. Bên cạnh đó, VQG Pù Mát là điểm thu hút khách du lịch với các thắng cảnh hung vĩ như Thác Kèm, Vườn sinh học, Vườn thực vật…, tù đó kêu gọi sự đóng góp của du khách đối với hoạt động bảo tồn lồi. Địng thời thu hút các dự án trong và ngoài nước cho hoạt động bảo tồn ĐDSH.

của cộng đồng trong khu vực.

Nguồn lực, nguồn kinh phí hoạt động hằng năm cịn hạn chế, kinh phí chỉ đủ chi cho lương cán bộ công nhân viên và một số hoạt động hành chính. Các hoạt động liên quan đến điều tra, nghiên cứu và giám sát ĐDSH ít được thực hiện vì nguồn kinh phí hạn hẹp. Tập quán canh tác của đồng bào miền núi khó thay đổi, nghèo đói khiến sự hiểu biết về công tác bảo tồn thấp dẫn đến các hoạt động khai thác lâm sản trái phép làm ảnh hưởng đến nơi cư trú của loài. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cộng đồng chưa phát triển, đặc biệt là cơng tác giáo dục cộng đồng, ben cạnh đó, việc khơi phục mơi trường sống của lồi chưa được tiến hành triệt để. Đây là những vấn đề cần được giải quyết và khắc phục khi tiến hành thực hiện chương trình bảo tồn lồi có sự đóng góp của người dân mà VQG Pù Mát phải thực hiện.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO TỒN LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG (NOMASCUS BẢO TỒN LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ TRẮNG (NOMASCUS LEUCOGENYS) Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ

AN

3.1. Định hướng kế hoạch hành động bảo tồn loài Vượn đen má trắng ởVQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Thiết lập chương trình giám sát hoạt động của lồi

Một chương trình giám sát hoạt động của lồi sẽ được thiết lập nhằm thu thập thơng tin cơ bản về sinh thái và tình trạng của các quần thể lồi, từ đó xây dựng chiến lược bảo tồn lồi có tính thực tiễn cao.

- Thực hiện các đợt điều tra thực địa, định kỳ điều tra giám sát trên các tuyến đã được lập.

- Thu thập các thông tin về các hoạt động của loài từ các người dân địa phương và các kiểm lâm viên.

- Tập huấn kỹ thuật điều tra giám sát hoạt động của loài, kể cả điều tra trên tuyến, phỏng vấn người dân địa phương, quan sát trực tiếp, gián tiếp, ghi chép hiện trường và phân tích sơ bộ các số liệu điều tra.

- Một số vật tư thiết bị như Máy ảnh, GPS, Địa bàn cầm tay, ống nhòm, sổ ghi chép thực địa... cũng sẽ được mua sắm.

3.1.2. Tham quan học tập bảo tồn loài ở các Vườn quốc gia trong nước

Nhóm gám sát hoạt động của loài sẽ được gửi đến Vườn quốc gia Cúc Phương trong thời gian khoảng 01 tuần để học tập kinh nghiệm .

3.1.3. Tăng cường ngăn chặn xâm phạm trái phép của con người vào khu vực có sự tồn tại của loài

Tăng cường các hoạt động tuần tra tại khu vực phát hiện loài VĐMT – VQG Pù Mát. Xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

Thu hút các nhà nghiên cứu vào khu vực này cần được quan tâm, việc các nhà nghiên cứu xuấn hiện tại khu vực này cũng có thể giúp hạn chế các hoạt động trái phép của người dân.

3.1.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn các loài Linh Trưởng

Thơng qua chương trình giáo dục mơi trường tại các trường học và thơn bản nhằm mục đích nâng cao nhận thức thơng qua trao đổi kiến thức và kinh nghiệm. Cách này có hiệu quả về mặt dài hạn vì xây dựng kiến thức có thể giúp thay đổi cách làm của mọi người với điều kiện là người dân có thu nhập thay thế từ nguồn thu nhập chủ yếu từ rừng.

Phổ biến cho họ các quy định, các cơ chế, chính sách, các điều luật hiện hành

Một phần của tài liệu giá trị bảo tồn loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys) ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an (Trang 45)

w