Định hướng kế hoạch hành động bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ

Một phần của tài liệu giá trị bảo tồn loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys) ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.1. Định hướng kế hoạch hành động bảo tồn loài Vượn đen má trắng ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ

VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Thiết lập chương trình giám sát hoạt động của lồi

Một chương trình giám sát hoạt động của lồi sẽ được thiết lập nhằm thu thập thơng tin cơ bản về sinh thái và tình trạng của các quần thể lồi, từ đó xây dựng chiến lược bảo tồn lồi có tính thực tiễn cao.

- Thực hiện các đợt điều tra thực địa, định kỳ điều tra giám sát trên các tuyến đã được lập.

- Thu thập các thông tin về các hoạt động của loài từ các người dân địa phương và các kiểm lâm viên.

- Tập huấn kỹ thuật điều tra giám sát hoạt động của loài, kể cả điều tra trên tuyến, phỏng vấn người dân địa phương, quan sát trực tiếp, gián tiếp, ghi chép hiện trường và phân tích sơ bộ các số liệu điều tra.

- Một số vật tư thiết bị như Máy ảnh, GPS, Địa bàn cầm tay, ống nhòm, sổ ghi chép thực địa... cũng sẽ được mua sắm.

3.1.2. Tham quan học tập bảo tồn lồi ở các Vườn quốc gia trong nước

Nhóm gám sát hoạt động của loài sẽ được gửi đến Vườn quốc gia Cúc Phương trong thời gian khoảng 01 tuần để học tập kinh nghiệm .

3.1.3. Tăng cường ngăn chặn xâm phạm trái phép của con người vào khu vực có sự tồn tại của loài

Tăng cường các hoạt động tuần tra tại khu vực phát hiện loài VĐMT – VQG Pù Mát. Xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

Thu hút các nhà nghiên cứu vào khu vực này cần được quan tâm, việc các nhà nghiên cứu xuấn hiện tại khu vực này cũng có thể giúp hạn chế các hoạt động trái phép của người dân.

3.1.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn các loài Linh Trưởng

Thơng qua chương trình giáo dục mơi trường tại các trường học và thơn bản nhằm mục đích nâng cao nhận thức thơng qua trao đổi kiến thức và kinh nghiệm. Cách này có hiệu quả về mặt dài hạn vì xây dựng kiến thức có thể giúp thay đổi cách làm của mọi người với điều kiện là người dân có thu nhập thay thế từ nguồn thu nhập chủ yếu từ rừng.

Phổ biến cho họ các quy định, các cơ chế, chính sách, các điều luật hiện hành để người dân không đổ lỗi cho là họ không biết những quy định này khi họ vi phạm. Xây dựng Hương ước thôn bản về quản lý bảo vệ rừng là một trong những hoạt động thường xuyên. Khi xây dựng Hương ước cần thiết phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của ngưịi dân để đưa ra những giải pháp khả thi hơn cho các vấn đề bảo tồn.

Biên soạn cuốn sách nhỏ về các lồi Linh Trưởng nói chung và VĐMT nói riêng và phát cho những người lớn trong và ngoài vùng đệm VQG Pù Mát.

Làm áp phích, tờ rơi, bìa vở học sinh với các thông tin về bảo tồn Linh Trưởng và VĐMT cho các trường học.

Tổ chức các buổi tọa đàm với lãnh đạo các thôn bản trong và quanh VQG và các đại diện của các cơ quan luật pháp có liên quan (Các Hạt Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng...) về tầm quan trọng của loài VĐMT, những mối đe dọa đối với sự tồn tại của loài Linh Trưởng này và các qui định về bảo vệ Động vật hoang dã.

Tổ chức các cuộc mít tinh với người dân địa phương về giá trị của việc bảo tồn lồi và tính cấp thiết của cơng tác bảo tồn lồi cũng như việc chấp hành các qui định Quốc gia về bảo tồn Động vật hoang dã.

3.1.5. Kế hoạch thời gian và các hoạt động bảo tồn linh trưởng

Kế hoạch thời gian hoạt động trong 12 tháng và lịch trình thời gian, cơng việc được ghi trong biểu sau:

Bảng 2.15. Lịch trình hoạt động

Các hoạt động Tháng hoạt động khi kế hoạch có kinh phí

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Thành lập nhóm bảo tồn Linh Trưởng x

Mua sắm trang thiết bị cần thiết x x x Tập huấn kỹ thuật cho nhóm bảo tồn x Xây dựng chương trình giám sát LT x

Thực hiện các hoạt động giám sát LT x x x x x x x x x x

Thực hiện tuần tra bảo tồn LT x x x x x x x x x x x

Tham quan học hỏi kinh nghiệm x

Biên soạn sách nhỏ các loài LT x x x

Làm áp phích, tờ rơi, vở học sinh x x

Tọa đàm cấp huyện x

Mít tinh với thơn bản x x x

(Nguồn: “Báo cáo kết quả điều tra sự biến động và tình trạng đe dọa lồi” của Hạt kiểm lâm VQG Pù Mát)

3.2. Giải pháp

Vượn đen má trắng là loại động vật quý hiếm, hiện nay số lượng loài này đang ngày càng có nguy cơ suy giảm mạnh. Sự suy giảm số lượng loài Vượn đen má trắng cảnh báo mức độ suy giảm đa dạng sinh học của cả vùng sinh thái Tây Trường Sơn. Vì vậy, việc đưa ra những chính sách, biện pháp để bảo tồn lồi động vật này là cần thiết và cấp bách. Nghiên cứu cũng đưa ra một số mục đích sử dụng nguồn kinh phí đóng góp từ người dân trong cơng tác bảo tồn lồi Vượn đen má trắng nói riêng và cả hệ sinh thái Vườn Quốc Gia Pù Mát nói chung để khảo sát đối tượng phỏng vấn, đánh giá mức độ quan trọng trong việc thực hiện các mục đích đó, kết quả đạt được là:

Bảng 2.16. Đánh giá mức độ quan trọng của các mục đíchsử dụng nguồn kinh phí trong cơng tác bảo tồn lồi VĐMT sử dụng nguồn kinh phí trong cơng tác bảo tồn lồi VĐMT

(ĐVT: Người)

STT Tiêu chí Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

1 Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ 42 44 8

2 Du lịch sinh thái và bảo tồn 7 30 46 11

3 Bảo vệ khu vực bảo tồn 1 2 49 36 6

4 Đầu tư quan trắc và giám sát hành động của loài 2 12 46 29 5

5 Phục hồi, bảo vệ mơi trường sống của lồi 17 66 11

6 Xây dựng mơ hình đồng quản lý 1 19 74

7 Hỗ trợ chính sách cho người dân 1 10 83

8 Khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi rừng 1 24 69

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính tốn)

Chú thích: 1: Rất khơng quan trọng; 2: Khơng quan trọng; 3: Bình thường; 4: Quan trọng; 5: Rất quan trọng.

Một phần của tài liệu giá trị bảo tồn loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys) ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 55)

w