Đào tạo nghiệp vụ trong cơng tác bảo tồn lồi cho cán bộ

Một phần của tài liệu giá trị bảo tồn loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys) ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.2.1. Đào tạo nghiệp vụ trong cơng tác bảo tồn lồi cho cán bộ

Có 44/94 người (chiếm 46,81%) trả lời rằng việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm, phòng cháy chữa cháy rừng, cán bộ kiểm tra và giám sát về ĐDSH quan trọng, 8/94 người (chiếm 8,51%) đồng ý rằng đây là việc rất quan trọng, số cịn lại khơng mấy quan tâm đến mục đích này. Muốn hoạt động bảo tồn loài mang lại hiệu quả, trước hết bản thân cán bộ quản lý phải có năng lực và chun mơn, trong khi đó, hạn chế lớn nhất của VQG Pù Mát là phương pháp tiếp cận bảo tồn của cán bộ bảo tồn vẫn cịn áp đặt, mang nặng hành chính. Vì vậy, cần thiết phải tiến hành đào tạo cán bộ chuyên môn phụ trách cơng tác bảo tồn lồi, rà sốt các hoạt động đào tạo, chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo, tập huấn cho cán bộ. Biên soạn và ban hành tài liệu tham khảo, sổ tay nghiệp vụ cho cán bộ bảo tồn. Xây dựng và ban hành các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, cơng nhân viên chức phù hợp với trình độ và năng lực chun mơn.

người (chiếm 6,38%) trả lời rằng điều đó rất quan trọng, cịn lại, phần lớn đều cho rằng nó hầu như khơng cần phải ưu tiên thực hiện trước. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở VQG Pù Mát là việc làm cần thiết, đặc biệt là mơ hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa (người Mường, Thái) và xây dựng các nhà dừng chân (Home stay) để tiếp đón du khách. Phát huy tiềm năng ở khu vực có cảnh quan đẹp, có các thác nước hung vĩ (thác Kèm), khí hậu mát mẻ. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch theo hướng bền vững như du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu về lồi, đồng thời kêu gọi sự sẵn lịng trả của du khách đối với chương trình bảo tồn lồi Vượn đen má trắng. Bên cạnh đó, cần đào tạo hướng dẫn viên là người bản địa, nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ vui chơi và ẩm thực.

3.2.3. Đầu tư bảo vệ khu vực dành cho công tác bảo tồn

Đây là giải pháp địi hỏi có sự liên kết với cán bộ kiểm lâm và cán bộ thôn bản cùng với những trang bị kỹ thuật. Có 36/94 người (chiếm 38,30%) trả lời đồng ý rằng đây là giải pháp quan trọng, 6/94 người (chiếm 6,38%) cho rằng giải pháp rất quan trọng.

Một lý do quan trọng rằng nếu tài chính thiếu hụt và khơng ổn định thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý, bảo tồn loài trong bối cảnh sức ép của hoạt động săn bắn trái phép ngày càng gia tăng. Vì vậy, UBND huyện Con Cng cần hỗ trợ về cơ chế vốn đầu tư và bảo vệ cho khu vực thông qua đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Thu hút các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước, tạo điều kiện pháp lý, hỗ trợ các chương trình, dự án bảo tồn cho VQG Pù Mát. Để làm được điều đó VQG Pù Mát cần có các đề xuất cụ thể về kế hoạch bảo tồn loài Vượn đen má trắng, điều tra đánh giá loài quan trọng ưu tiên giám sát. Có như vậy, lồi Vượn đen má trắng mới được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững.

Một chính sách đầu tư quan trọng cho cơng tác quản lý, bảo vệ lồi đó là khuyến khích phát triển du lịch sinh thái nhằm tạo thêm nguồn thu, bù đắp chi phí, tăng thu nhập cho lực lượng quản lý, bảo vệ lồi. Đây là khu vực có quần thể HST độc đáo, tài nguyên động thực vật phong phú, có các quang cảnh đẹp như thác Kèm, khe nước Mọc và một số rừng tự nhiên hùng vĩ… Để nâng cao thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân cần phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng,

đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo ra các sản phẩm phục vụ du khách, hoạt động như giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và khách du lịch, lập ra các chi hội quản lý du lịch bằng người địa phương.

3.2.4. Đầu tư hoạt động quan trắc và giám sát hành động của loài

VQG Pù Mát là một trong những khu bảo tồn có sự ĐDSH cao, có vai trị quan trọng trong HST tự nhiên ở Tây Trường Sơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, KBT này mới nhận được sự quan tâm của các tổ chức trong và ngồi nước. Vì thế cần tạo điều kiện hơn nữa cho việc triển khai các dự án phát triển lâm nghiệp trong khu vực. Thành phần các dự án đóng vai trị quan trọng trong việc tư vấn kĩ thuật nâng cao năng lực cho các hoạt động quản lý, hỗ trợ kinh tế, kỹ thuật để phát triển kinh tế cho các cộng đồng dân cư địa phương. Có 29/94 người (chiếm 30,85%) đánh giá giải pháp này ở mức độ quan trọng, 5/94 người (chiếm 5,32%) đánh giá ở mức độ rất quan trọng cho thấy giải pháp này cần được thực hiện bởi quần thể Vượn đen má trắng ở VQG Pù Mát có tầm quan trọng HST tự nhiên Tây Trường Sơn, vì thế cần được quan tâm nghiên cứu giám sát. Để thu thập được thông tin số lượng quần thể, cá thể chính xác nhất, cần thực hiện rất nhiều điểm đếm tại các vị trí lựa chọn ngẫu nhiên, tại tất cả các kiểu sinh cảnh khác nhau, mỗi đợt khảo sát cần thực hiện dài ngày để có thể phát hiện ghi nhận bổ sung các loài trong vùng nghiên cứu. Cần tiến hành những đợt điều tra chuyên biệt để có kết quả đầy đủ hơn về khu hệ động vật trong khu vực. Thiết kế và triển khai một chương trình bẫy ảnh để giám sát tình trạng quần thể và sự di chuyển theo mùa của các lồi, từ đó xác định cụ thể tình trạng và phân bố của lồi.

Thực hiện các điều tra, nghiên cứu và giám sát hoạt động của lồi ở các địa điểm ít được thực hiện. Cần thu hút các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và cấp nhà nước về bảo tồn loài nhằm điều tra phát hiện thêm các quần thể, cá thể mới, bổ sung vào bảng danh lục. Kêu gọi nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng các dự án bảo tồn lồi, ĐDSH, phát triển nơng lâm nghiệp, đặc biệt là các dự án bảo tồn gen cho một số loài động thực vật quý hiếm, trong đó có Vượn đen má trắng.

3.2.5. Phục hồi và bảo vệ mơi trường sống của lồi

có độ đa dạng sinh học cao của khu vực Tây Trường Sơn. Vượn đen má trắng là lồi có điều kiện sống tương đối đặc biệt, chỉ hoạt động trên tán cây, nhất là tán cao, ken dày và hiếm khi xuất hiện trên mặt đất. Tuy nhiên, môi trường sống của chúng đang bị phân mảnh do nhiều hoạt động của con người, đặc biệt là khai thác gỗ trái phép, săn bắn động vật hoang dã. Sinh cảnh bị phân mảnh là một trong những nguyên nhân chính đe doạ “hành lang” sinh học tự nhiên, hạn chế sự di chuyển và phối giống của loài. Những hành lang sinh học là nền tảng cho sự sống cịn của lồi q hiếm sinh sống trong điểm nóng đa dạng sinh học này. Hiện loài này đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Nếu khơng có những nỗ lực tái tạo rừng, phục hồi mơi trường sống thì lồi sẽ khơng phục hồi được. Theo khảo sát của tơi thì 66/94 người được hỏi (chiếm 70,21%) trả lời rằng đây là giải pháp quan trọng, 11/94 người (chiếm 11,70%) đánh giá rất quan trọng, cần được thực hiện ngay.

Cần nỗ lực kết nối các mảng rừng bị chia cắt tại khu vực sinh sống của loài để tạo ra những “hành lang” tự nhiên, nơi có thể đảm bảo sự di chuyển an toàn cho loài. "Trồng các cây bản địa để tái tạo sự liên kết liền mạch của khu vực đa dạng sinh học độc đáo này. Hợp phần phục hồi rừng và mơi trường sống của lồi Vượn đen má trắng là một chiến lược bảo vệ và phát triển bảo tồn dựa vào cộng đồng và cần được thực hiện với sự hợp tác của các hộ gia đình địa phương. Các hộ dân chính là những người sẽ thực hiện việc phục hồi rừng, mơi trường sống của lồi, nơi cung cấp sinh kế cho họ.

3.2.6. Xây dựng mơ hình “đồng quản lý” trong cơng tác bảo tồn lồi

Nhằm quản lý, bảo tồn bền vững sự tồn tại của loài Vượn đen má trắng trong thời gian tới, cần thiết xây dựng mơ hình “đồng quản lý” trong cơng tác bảo tồn lồi ở đây. Có 74/94 người (chiếm 78,72%) đồng ý rằng đây là giải pháp rất quan trọng và ưu tiên thực hiện. Cũng theo quyết định số: 57/QĐ-TTg về việc Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 09/01/2012 có quy định rằng “Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, cơng ty lâm nghiệp nhà nước triển khai thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên. Từ nay đến năm 2014 thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tại một số khu rừng đặc dụng theo

hướng chuyển căn bản từ hình thức nhà nước kiểm sốt hồn tồn cơng tác bảo vệ rừng sang nhiều hình thức cùng quản lý, trong đó các cộng đồng địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích thu được với các cơ quan nhà nước”. Theo đó huyện Con Cng, đặc biệt VQG Pù Mát nên tranh thủ áp dụng mô hình thí điểm về đồng quản lý ở vùng này theo như Quyết định của Thủ tướng để tiếp tục góp phần bảo vệ rừng, đa dạng sinh học, đảm bảo sinh kế của người dân địa phương, đồng thời góp phần hồn thiện thể chế, chính sách đồng quản lý.

Đồng quản lý là vấn đề khơng cịn mới mẻ ở trên thế giới. Đã có nhiều chương trình thành cơng ở Châu Á, Phi và Mỹ La tinh. Trong đồng quản lý vai trò của người dân địa phương được xác lập như một chủ thể tích cực đối với cơng tác quản lý bảo tồn lồi, ĐDSH bởi vì họ là những người sống trong và xung quanh VQG. Các hoạt động của họ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tài nguyên rừng và sinh cảnh của các loài động vật rừng. Chiến lược đề ra là làm sao để người dân địa phương, chính quyền các cấp, BQL VQG, Hạt kiểm lâm và các đơn vị có liên quan có thể cùng nhau xây dựng được một chương trình phát triển bền vững, kết hợp được những kiến thức bản địa, luật tục truyền thống của người dân như thừa kế mơ hình quản lý rừng cộng đồng hiện đang tồn tại rất hiệu quả ở các thôn bản, với những giải pháp về bảo tồn và phát triển kinh tế- xã hội.

3.2.7. Hỗ trợ chính sách cho người dân

Đời sống của đại đa số người dân trong vùng đẹm và vùng lõi của VQG cịn gặp nhiều khó khăn, sự phụ thuộc vào rừng là khơng thể tránh khỏi. Do đó, việc hỗ trợ xây dựng mơ hình vườn sinh kế - đa năng, đa tác dụng với mục tiêu tạo sinh kế bền vững phối hợp với nhu cầu hộ gia đình thơng qua hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho người dân là một trong những giải pháp có ý nghĩa tích cực. Có đến 93/94 người trả lời (chiếm 98,94%) cho rằng giải pháp này là quan trọng và rất quan trọng bởi nó trực tiếp ảnh hưởng đến khơng chỉ lợi ích của họ mà cịn mang lại kết quả trong cơng tác bảo tồn lồi. Cần thiết hỗ trợ chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm ổn định cho thanh niên nông thôn với mục tiêu hướng tới đối tượng thanh niên nhàn rỗi, đối tượng đi làm thuê tại địa phương hiện nay nhằm góp phần giảm nghèo. Đầu tư phát triển thế mạnh của vùng, nhân rộng mơ hình đã có hiệu quả như phát triển nghề cá Dầm xanh là đặc sản tại xã Môn Sơn, chăn ni Lợn rừng, Lợn mán, Nhím tại

bản Cị Phạt. Đối với dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa và sức khoẻ, có nhu cầu làm việc trong các doanh nghiệp của huyện, tỉnh, cần được hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí. Đồng thời gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện, xã với việc sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và lựa chọn để thực hiện chính sách về xóa nhà tạm cho người nghèo, neo đơn. Đồng thời quản lý chặt việc cấp phép đối với khai thác gỗ một lần tại rừng để làm nhà sàn, nhằm tránh việc khai thác bừa bãi các lồi cây gỗ q. Bên cạnh đó, tìm kiếm những nguyên liệu khác như biogas để thay thế cho nguồn nhiên liệu củi từ rừng hạn chế việc vào rừng đốn củi gây ảnh hưởng đến môi trường sống của lồi.

3.2.8. Khoanh ni, bảo vệ và phục hồi rừng

Rừng thường xanh ở VQG Pù Mát cần được bảo vệ nghiêm nhặt nhằm giữ lại những quần thể động vật trong đó có lồi Vượn đen má trắng để giữ gìn sự đa dạng không chỉ thực vật mà cả động vật ở đây. Vùng này cần được quy hoạch là vùng lõi và cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn sự toàn vẹn của hệ sinh thái. Đặc biệt là các diện tích rừng ở khu vực sinh sống của lồi Vượn đen má trắng. 93/94 người trả lời (chiếm 98,94%) đánh giá giải pháp này ở mức độ quan trọng và rất quan trọng.

Các diện tích rừng đã bị đốt nương làm rẫy và khai thác kiệt cần được bảo vệ nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái sinh tự nhiên. Các diện tích đất rừng xung quanh khu vực vùng lõi cần quy hoạch thành khu phục hồi sinh thái để tạo lập hành lang xanh nối liền giữa khu vực này với các khu bảo tồn lân cận. Trong khu phục hồi sinh thái này, ngồi các diện tích đất thổ cư đất canh tác nơng nghiệp, tất cả các diện tích đất rừng khơng có rừng cần được trồng lại rừng và các diện tích rừng nghèo cần được làm giàu và phục hồi. Xây dựng các diện tích này là rừng hỗn lồi khác tuổi với ưu tiên trồng và làm giàu bằng các loài cây bản địa. Vùng phục hồi sinh thái này cần được xây dựng phục vụ hai mục đích chính sau: thứ nhất là tạo hành lanh xanh phục vụ công tác bảo tồn; thứ hai góp phần tạo thu nhập cho người dân địa phương thơng qua việc trồng các lồi cây lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là các lồi cây thuốc có giá trị dưới tán rừng như Lan kim tuyến (Anoetochilus setaceus) và Xạ đen (Ehretia

khu vực này như là khai thác các cây trồng họ tự trồng, lấy củi, lấy nấm, rau .v.v. Việc này sẽ góp phần làm giảm áp lực khai thác gỗ đối với vùng lõi.

Một phần của tài liệu giá trị bảo tồn loài vượn đen má trắng (nomascus leucogenys) ở vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w