Trong phòng chống bệnh tả Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và nước ta cho thấy uống nước lấy từ sông hồ

Một phần của tài liệu Bài giảng về bệnh dịch tả (Trang 26 - 30)

- Nếu không sẵn các thuốc trên thì có thể dùng

trong phòng chống bệnh tả Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và nước ta cho thấy uống nước lấy từ sông hồ

thế giới và nước ta cho thấy uống nước lấy từ sông hồ không đun sôi, uống nước và bia từ các hàng quán bên lề đường, tắm sông... là những yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tả. Làm sạch nguồn nước chính là một biện pháp hữu hiệu nhất, thực tế nhất, và đơn giản nhất để ngăn ngừa bệnh tả. Giáo dục cho cộng đồng nhận thức rằng cầu xí là một phương tiện phòng chống bệnh rất quan trọng ở các nước đang phát triển như nước ta.

IX.PHÒNG BỆNH.

IX.PHÒNG BỆNH.

- Tuyên truyền cho nhân dân biết về bệnh tả và cách tự phòng bệnh như thực hiện ăn thức ăn đã nấu chín , uống nước đã đun sôi, không ăn các loại thức ăn dễ bị ô nhiễm như rau sống, tiết canh, nước đá không rõ nguồn gốc

- Thực hiện vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi bàn tay tiếp xúc hoặc nghi ngờ bị

nhiễm bẩn với các chất thải của người bệnh. Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Bảo vệ nguồn nước: Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt phải được bảo vệ sạch sẽ. Nghiêm cấm giặt, đổ chất thải, nước giặt-rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông,

giếng, và các nguồn nước công cộng vv..

- Tuyệt đối không phóng uế bừa bãi. Nghiêm cấm vận

chuyển và sử dụng phân tươi dưới mọi hình thức đặc biệt trong tưới bón rau và nuôi trồng thủy sản.

IX.PHÒNG BỆNH.

IX.PHÒNG BỆNH.

Giám sát tả:

Xác định ổ dịch tả : Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận một trường hợp tả xác định trở lên ở một địa điểm (thôn, xóm, đội/tổ, tổ dân phố, đơn vị, …).Các trường hợp tiêu chảy cấp nghi tả hoặc có kết quả xét nghiệm xác định mắc tả đều phải được báo cáo khẩn cấp lên cơ quan y tế cấp trên theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- Sau khi ổ dịch tả đã được xác định (khẳng định bằng xét nghiệm một số bệnh nhân đầu tiên) thì mọi trường hợp tiêu chảy cấp có trong ổ dịch trong giai đoạn ổ dịch đang diễn ra đều được coi là ca bệnh nghi ngờ tả, phải được ghi nhận, báo cáo và xử lý như các trường hợp tả.

Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO 1969) thì cơ quan phụ trách y tế quốc gia phải báo cáo các trường hợp nghi ngờ tả

IX.PHÒNG BỆNH.

IX.PHÒNG BỆNH.

Đối với bệnh nhân

Cách ly bệnh nhân, tổ chức điều trị tại chỗ, tránh vận chuyển xa để hạn chế sự lây lan và tử vong dọc đường.

Khẩn trương điều trị bệnh nhân

Nơi điều trị bệnh nhân tả phải được cách ly, Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, phải có các dung dịch diệt trùng nhanh có clo với nồng độ 0,5% và có thảm tẩm đẫm dung

dịch hóa chất khử trùng để khử khuẩn đế giầy, dép nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài.

Phân và chất thải của bệnh nhân phải được xử lý triệt để bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 1,25% - 2,5% . Bô, chậu của bệnh nhân đã sử dụng phải ngâm vào dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa sạch.

Quần áo, chăn màn, đồ dùng đã sử dụng của bệnh nhân trong thời gian bị bệnh phải nhúng, dội nước sôi hoặc ngâm vào dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để trong 1 - 2 giờ trước khi đem giặt, rửa.

Phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải được sát trùng tẩy uế bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính.

Lau nền buồng bệnh thường xuyên bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính.

IX.PHÒNG BỆNH.

IX.PHÒNG BỆNH.

Một phần của tài liệu Bài giảng về bệnh dịch tả (Trang 26 - 30)