Đường giao thông đến đâu, bộ mặt nông thôn vùng sâu đổi thay đến đó, phong trào làm đường giao thông nông thôn(GTNT) là một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lịng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ và huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện. Hiệu quả đạt được trong cơng tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nhằm hướng đến xây dựng một diện mạo mới cho những vùng q cịn khó khăn, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế của xã phát triển theo hướng bền vững.
Bảng 10: Kết quả thực hiện tiêu chí GTNT trong phong trào xây dựng “Nông thôn mới“ của xã Sơn Hải
STT Chỉ tiêu Đạt Chưa đạt Km % Km %
1
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của bộ GTVT (100%)
7,3 85,9 1,2 14,1
2
Tỷ lệ km đường trục thơn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT (70%)
1,3 66,7 0,65 33,3
3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và khơng
lầy lội mùa mưa (70%) 0,56 29,5 1,34 70,5 4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được
cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (70%) 0,5 20 2 80
Nguồn: Số liệu xử lý theo báo cáo thường niên của phòng kinh tế - hạ tầng
Trên đây là những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Sơn Hải, việc hoàn thiện các chỉ tiêu trong tiêu chí giao thơng của chương trình “Nơng thơn mới” đang được xã tiến hành và thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của bộ GTVT đã đạt 7,3/8,5km, chiếm 85,9%; còn 1,2km đường đã được nhựa và bê tơng hóa nhưng chưa đạt chuẩn về chất lượng. Tỷ lệ km đường trục thơn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 66,7% so với tổng số km đường trong xã, và đạt 95,3% so với yêu cầu đạt chuẩn về tiêu chí giao thơng trong chương trình nơng thơn mới. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch
và khơng lầy lội mùa mưa đạt 29,5% tương đương 42,1%/đạt chuẩn và tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 28,6%/đạt chuẩn, đây là 2 chỉ tiêu gặp nhiều khó khăn trong cơng tác triển khai bê tơng hóa đạt chuẩn, vì phần lớn các đoạn đường này thường do dân tự thực hiện nên cả về quy mô, kết cấu và chất lượng khó đạt chuẩn. Mục tiêu của xã đến năm 2015 sẽ xây dựng 4 chỉ tiêu trong tiêu chí giao thơng nơng thơn đạt chuẩn.
Mạng lưới giao thông nông thôn là “huyết mạch” của một địa phương, giao thông bền vững, ổn định kéo theo sự chuyển biến tích cực về văn hóa, giáo dục, y tế…
- Giảm thiểu tai nạn giao thông: Hệ thống đường Giao thơng nơng thơn của xã phát triển đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng. Từ năm 2010, tồn xã có 5 vụ tai nạn giao thơng, khiến 6 người bị thương, tuy khơng có thiệt hại về người nhưng hầu hết các phương tiện giao thông đều hư hỏng nặng. Đến năm 2013, số vụ tai nạn giao thơng chỉ cịn 2 vụ, khơng có thiệt hại về người và tài sản.
- Mật độ lưu thông tăng: Việc xây dựng, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường sẽ đảm bảo giao thơng thơng suốt, tránh được tình hình ách tắc đường cho người dân địa phương, các phương tiện thô sơ cũng như cơ giới. Đặc biệt trong mùa mưa lũ giao thông được cải thiện khi có những con đường thuộc dự án được xây dựng. Việc tăng cường dịng giao thơng sẽ giảm thời gian đi lại và chi phí vận tải, từ đó tăng lợi ích kinh tế của các dự án.
- Giáo dục: Hàng năm, vào mùa mưa lũ, học sinh tiểu học và trung học bỏ học khá nhiều, do hầu hết các em ở xa trường học, đường giao thông chủ yếu là đường đất, mùa mưa không tránh khỏi việc lún, lở đất nên việc đi học trở nên khó khăn và đa phần là con em thuộc diện hộ nghèo trong xã. Nhưng trong những năm gần đây, nhờ những tác động tích cực của hệ thống đường giao thơng trên địa bàn, việc đi lại vào mùa mưa khơng cịn cản trở các em học sinh đến trường, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho người dân.
- Y tế: Việc lưu thông trong xã trở nên thuận tiện kéo theo việc tiếp cận các dịch vụ về y tế cũng trở nên dễ dàng hơn cho bà con nhân dân…