Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 43 - 46)

2.2. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoạ

2.2.1. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

Quy trình cho vay là trình tự các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay phản ánh nguyên tắc cho vay, phương pháp cho vay, trình tự giải quyết các cơng việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng. Quy trình cho vay gồm 5 bước cơ bản theo trình tự sau:

 Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay: Lập hồ sơ đề nghị vay là hoạt động căn bản đầu tiên của quy trình cho vay. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho NHTM bộ hồ sơ đề nghị vay vốn, thể hiện thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng, thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng, thơng tin về đảm bảo tín dụng.

 Bước 2: Phân tích tín dụng: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay của khách hàng, NHTM tiến hành phân tích tín dụng. Đây được xem là khâu rất quan trọng trong tồn bộ quy trình tín dụng, nhằm mục đích phục vụ cho việc ra quyết định: Cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Phân tích tín dụng tập trung vào đánh giá các nội dụng cơ bản sau:

 Năng lực pháp lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có tư cách pháp nhân, đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay nhằm xác định trách nhiệm trước pháp luật về việc hoàn trả nợ vay.

 Uy tín của người vay vốn: Đây là yếu tố hết sức quan trọng mà ngân hàng cần phải đánh giá. Trong trường hợp khách hàng là daonh nghiệp, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu và trả lời chính xác các câu hỏi: Doanh nghiệp đã tồn tại được bao lâu? Kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và hiện tại như thế nào? Doanh nghiệp đó làm ăn đứng đắn hay có biểu hiện hành vi nhất thời, lừa đảo?...

 Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: Khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh là cơ sở quan trọng đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản nợ trong tương lai. Đây cũng là căn cứ quan trọng nhất để ngân hàng xem xét có cho vay hay khơng? Mức cho vay là bao nhiêu?

 Thẩm định dự án đề nghị vay vốn:

- Thẩm định dự án, phương án đề nghị vay vốn ngắn hạn: Thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay và tính hợp pháp hợp lệ của kế hoạch SXKD, dịch vụ và đời sống của khách hàng, thẩm định tính khả thi của phương án, dự án SXKD.

- Thẩm định dự án vay vốn trung dài hạn: Thẩm định tư cách pháp lý, thẩm định phương diện tài chính của dự án, phân tích hiệu quả dự án, phân tích khả thi của dự án.

- Thẩm định đảm bảo nợ vay: Để đảm bảo an tồn vốn vay địi hỏi khách hàng khi vay vốn phải có đảm bảo nợ vay dưới hình thức thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bão lãnh của người thứ ba.

 Bước 3: Quyết định tín dụng Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là bước cực kì quan trọng trong quy trình tín dụng, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM. Nếu hồ sơ vay vốn bị từ chối thì cũng phải thơng báo cho khách hàng biết lý do từ chối. Nếu yêu cầu vay vốn được chấp thuận thì cán bộ tín dụng cùng khách hàng tiến hành kí kết hợp đơng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có ).

Bước 4: Giải ngân Khâu tiếp theo sau khi kí kết hợp đồng tín dụng là giải

ngân. Đây là hành động phát tiền vay cho khách hàng dựa trên các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Ngun tắc giải ngân là ln gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa và dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn sau này.

 Bước 5: Giám sát tín dụng và thu nợ:

 Kiểm tra trước cho vay là việc thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

 Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra mục đích, đối tượng vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ vay vốn…

 Kiểm tra sau khi cho vay: Là việc cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng tiền vay của khách hàng sau khi giải ngân. Định kì, cán bộ tín dụng phải kiểm tra và phân tích nợ để phát hiện nợ q hạn, nợ khó địi để đề nghị các biện pháp xử lý thích hợp nhằm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng.

 Xử lý vốn vay: Trong các trường hợp: vốn vay chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn, hạn chế và đình chỉ cho vay, khởi kiện trước pháp luật.

 Thu nợ: Quy định về thu nợ được thể hiện trong nội dụng của Hợp đồng tín dụng. NHTM và khách hàng có thể thỏa thận để thu nợ bằng một trong những hình thức sau: Thu nợ gốc và lãi một lần khi đến hạn. Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn, thu nợ lãi theo định kì. Thu nợ gốc và lãi theo định kỳ.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)