Phân tán rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 64 - 69)

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP

3.2.7. Phân tán rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn và những khoản nợ xấu xảy ra cho ngân hàng thương mại. Phân tán rủi ro hay đa dạng hóa danh mục cho vay và đầu tư tín dụng là một giải pháp chủ yếu thường được các ngân hàng thương mại áp dụng để hạn chế nợ xấu phát sinh. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:

- Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực: Để hạn chế nợ xấu không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. Đó là khuyến cáo và cũng là bài học hết sức có ý nghĩa mà các nhà kinh doanh trước kia rút ra khi họ gánh chịu những thiệt hại, đổ vỡ do không tn thủ những ngun tắc này. Chính vì vậy Chi nhánh nên coi đây như một giải pháp hữu hiệu cho cơng tác phịng ngừa rủi ro. Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng vào một lĩnh vực kinh tế sẽ giống như “Bỏ trứng vào một rổ” điều đó có nghĩa là: khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập trung vốn đầu tư gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ là vô cùng lớn. Như vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là một biện pháp cho các ngân hàng thương mại trong phịng chống rủi ro.

- Khơng nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng. Cùng với mục đích như trên là phân tán rủi ro, đây là lời khuyến cáo quan trọng cho việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Cho dù một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ bởi vì nếu khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng cũng chịu tổn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh của khách hàng là khó tránh khỏi.

- Đa dạng hố các sản phẩm tín dụng. Đa dạng hố các sản phẩm tín dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định.

- Cho vay đồng tài trợ. Là hình thức cho vay của một các tổ chức tín dụng cho một dự án đầu tư và do một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối giữa các bên để thực hiện tài trợ. Mục đích: Nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ, phải ký kết với nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ. Do đó khi rủi ro xảy ra gánh nặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịu một phần rủi ro tương ứng với mức vốn tham gia của mình. Mặt khác, để tiến tới một ngân hàng đa năng, hiện đại cần thay đổi cơ cấu

thu nhập của ngân hàng theo hướng doanh thu từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm tối đa 50% - 60% trong tổng thu nhập của ngân hàng, còn lại là doanh thu từ các hoạt động phi tín dụng. Vì vậy, Chi nhánh cần có chiến lược kinh doanh đa dạng, bao gồm đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, đa dạng hoá đối tượng khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu ra các mục tiêu phát triển cho Vietcombank Bắc Giamg trong giai đoạn tới và đề xuất một số giải pháp để phát triển cho vay KHDN tại Vietcombank Bắc Giang , đó là:

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng - Đa dạng hóa sản phẩm cho vay

- Cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục vay vốn

- Phát triển kênh phân phối và thực hiện các hoạt động Marketing tại chi nhánh

- Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

- Phân tán rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp. - Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lí.

Đồng thời chương 3 đã đề cập đến một số kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và Vietcombank với mong muốn thực hiện được các giải pháp trên nhằm phát triển cho vay KHDN tại Vietcombank Bắc Giang.

KẾT LUẬN

Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang luôn không ngừng nỗ lực để phát triển các hoạt động, dịch vụ của mình trong đó có hoạt động cho vay. Nguồn thu từ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một phần rất lớn trong tổng doanh thu và việc nắm bắt tình hình hoạt động này để nâng cao chất lượng, kiểm soát tốt các rủi ro là vấn đề rất quan trọng.

Trên những cơ sở tập hợp, thống kê, minh chứng và phân tích các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn, Đề tài “ Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang” đã hoàn thành một số nội dung sau:

Chỉ ra được những ưu điểm mà Vietcombank Bắc Giang đã đạt được như: Cơng tác quản lý tín dụng , đơn đốc thu hồi vốn, cơng tác đảm bảo an tồn nguồn vốn đã và đang làm rất tốt.

Nêu được những hạn chế mà Vietcombank Bắc Giang đang gặp phải như: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ vẫn còn ở mức thấp,…

Những khó khăn đang gặp phải là: Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tiếp cận nguồn khách hàng khó khăn, mơi trường cạnh tranh gay gắt.

Từ những điều trên đã đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Bắc Giang từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Vietcombank.com

2.Báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Bắc Giang năm 2019-2021.

3.Kết quả báo cáo thường niên giai đoạn 2019-2021 của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Giang.

4. Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 5. Giáo trình tài chính ngân hàng

6. Phịng doanh nghiệp ngân hàng tmcp Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Giang

7. PGS.TS Vũ Đình Hịa 8. Giáo trình kinh tế đầu tư 9. Giáo trình kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 64 - 69)