Đề tài là cơ sở để thực hiện nghiên cứu và cải tiến các hệ thống thực tế sử dụng kỹ thuật OFDM như 801.11g, 802.11n (WiFi), 802.16 (WiMAX). Đồng thời, đề tài mở ra khả năng nghiên cứu và phát triển các hệ thống truyền thông tiên tiến ở dải gốc (baseband).
Về phần cứng:
Việc thiết kế trên FPGA cho phép hướng đến khả năng tích hợp hệ thống trên một chip đơn (SoC) nhằm tăng tốc độ của hệ thống. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp đối với tầng vật lý. Một hệ thống hoàn chỉnh cần thêm các tính năng mang tính mềm dẻo hơn như: yêu cầu về quản lý truy cập dữ liệu, các phương pháp điều chế, mã hoá thích nghi. Khi đó, một sự kết hợp bộ FPGA với bộ DSP hoặc bộ vi xử lý ARM (Acorn RISC Machine) sẽ tăng tính mềm dẻo của hệ thống.
Về thuật toán:
Các thuật toán phức tạp sẽ gặp nhiều khó khăn khi thiết kế trên phần cứng. Tuy nhiên, các lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh hệ thống như: phương pháp giảm tỉ số năng lượng đỉnh trên trung bình (PAPR), thiết kế và thử nghiệm thêm các phương pháp mã hoá sửa sai khác như: Reed Solomon, mã hoá Turbo, kết hợp với bộ đan xen (Interleaving), các kỹ thuật ước lượng kênh truyền hai chiều, và các phương pháp điều chế mã hoá thích nghi.
Về hệ thống:
Hệ thống sử dụng kỹ thuật OFDM được dựđoán là công nghệ của tương lai khi đảm bảo truyền dữ liệu tốc độ cao và sử dụng hiệu quả băng tần. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển, và kết hợp kỹ thuật OFDM với các kỹ thuật khác hứa hẹn nhiều tiềm năng như kết hợp OFDM với MIMO, và kết hợp OFDM với CDMA tạo nên hệ thống MC CDMA.
Đồng thời, các thiết kế về mô hình kênh truyền trên phần cứng, bộđếm BER cần được tiếp tục nghiên cứu để đánh giá hệ thống toàn diện hơn. Đây là các hệ thống có thểứng dụng trong đo đạc và kiểm tra các hệ thống truyền dẫn số khác ở dải gốc.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
[1] Đặng Lê Khoa, Nguyễn Trường An, Bùi Hữu Phú, Nguyễn Hữu Phương (2008), Thực hiện hệ thống OFDM trên phần cứng, Hội Nghị Khoa Học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên lần 6. (đã được Tạp chí phát triển KH & CN ĐHQG TPHCM nhận đăng).
[2] Bùi Hữu Phú, Đặng Lê Khoa (2008), Chất lượng của hệ thống MIMO ghép kênh theo không gian trong môi trường suy hao trong nhà thực tế, Hội Nghị Khoa Học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên lần 6.
[3] Nguyễn Trường An, Phạm Thị Thu Phương, Đặng Lê Khoa (2006), Dùng Matlab mô phỏng kênh truyền trong hệ thống truyền thông không dây, Hội Nghị Khoa Học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên lần 5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Văn Đức (2006), Lý thuyết và các ứng dụng của kỹ thuật OFDM,
NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
[2] Nguyễn Trường An, Phạm Thị Thu Phương, Đặng Lê Khoa (2006), Dùng Matlab mô phỏng kênh truyền trong hệ thống truyền thông không dây, Hội Nghị Khoa Học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên lần 5.
Tiếng Anh:
[3] Shinsuke Hara, Ramjee Prasad (2003), Multicarrier Techniques for 4G Mobile Communications, Artech House
[4] Admand R. S. Bahai, Burton R. Saltzberg, v Mustafa Ergen (2004), Multi- Carrier Digital Communications: Theory and Applications of OFDM, Boston, MA: Springer Science + Business Media, Inc.
[5] Kari Pietikäinen (2002), Orthogonal Frequency Division Multiplexing,
Communications Laboratory, Helsinki University of Technology, Finland [6] Houda Labiod, Hossam Afifi, Costantino De Santis (2007), Wi-FiTM,
BluetoothTM, ZigBeeTM and WiMAXTM, Springer, The Netherlands.
[7] Matthias Pätzold (2202), Mobile Fading Channels, NY: John Wiley & Sons. [8] Mourad Barkat (2005), Signal Detection and Estimation, Norwood, MA:
Artech House Inc.
[9] 802.16 IEEE Standard for Local and metropolitan area networks (2004), Part16: Air Interface for Fixed Broadband Wireless Access Systems, NY. [10] B. Sklar (1988), Digital Communications: Fundamentals and Applications,
Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
[11] Garcia, J.; Cumplido, R. (2005), On the design of an FPGA-based OFDM modulator for IEEE 802.16-2004, IEEE
[12]How WiMAX
Works, URL:
[13] Altera Corporation (2005), Stratix EP1S25 DSP Development Board, URL:
[14] Altera Corporation (2007), Viterbi Compiler User Guide, URL:
[15] Altera Corporation (2007), FFT MegaCore Function User Guide, URL: http://www.altera.com/technology/dsp/dsp-index.jsp