Phương pháp sử dụng pilot

Một phần của tài liệu Thực hiện hệ thống ofdm trên phần cứng (Trang 38 - 41)

Ở đầu thu, các giá trị pilot được cung cấp cho bộước lượng kênh truyền, từ giá trị nhận được và giá trị gốc của pilot ta tính được tác động của kênh truyền tại các vị trí pilot và nội suy ra toàn bộ đáp ứng tần số của kênh truyền cho cả symbol. Sau đó, từ tín hiệu nhận được và đáp ứng kênh truyền ta khôi phục lại symbol OFDM gốc. Pilot có thể chèn cùng với dữ liệu có ích ở cả miền tần số và miền thời gian như trình bày ở hình 2.10. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai pilot phải tuân theo luật lấy mẫu ở cả miền tần số và miền thời gian.

Hình 2.10: Các pilot trong miền thời gian và tần số

Như đề cập ở phần 2.1.2, sự thay đổi kênh truyền ở miền tần số phụ thuộc vào thời gian trễ truyền dẫn lớn nhất của kênh max. Gọi rflà tỉ số lấy mẫu ở miền tần số, f là khoảng cách giữa hai sóng mang con, khoảng cách giữa hai pilot phải thoảđiều kiện sau đây:

max 1 1 f f r D f    (2.15)

Tỷ số lấy mẫu tối thiểu ở miền tần số rf 1. Khi rf 1 thì kênh truyền không được khôi phục hoàn toàn thông qua pilot.

Tương tự nhưở miền tần số, khoảng cách giữa hai pilot phải thoả biểu thức max 1 1 2 ( ) t D t S G r f D T     (2.16)

với fDmaxlà tần số tối đa gây ra bởi hiệu ứng Doppler

Việc ước lượng đáp ứng tần số H f( ) của kênh truyền đặc biệt hữu dụng trong hệ thống sử dụng OFDM do symbol OFDM chính là phổ tần của tín hiệu OFDM. Tại đầu thu, tín hiệu OFDM luôn phải được chuyển về symbol OFDM bằng biến đổi Fourier nên tín hiệu nhận được lúc này là R f( ) thay vì r(t). Điểm thuận lợi khi ước lượng đáp ứng tần số là các phép nhân chập trong miền thời gian được chuyển thành nhân thường trong miền tần số.

Gọi Spilot( )f là các vị trí thông tin biết trước được phân tán trong symbol OFDM. Tại đầu thu, khi nhận được R f( ), các vị trí tương ứng với các pilot sẽđược trích ra, ta có:

( ) ( ). ( ) ( )

pilot pilot pilot

R fS f H fN f (2.17)

Tạm bỏ qua tác động của nhiễu AWGN, ta có ( ) ( ) ( )

pilot pilot pilot

R fS f H f (2.18)

Từđó suy ra đáp ứng tần số của kênh truyền tại các vị trí tương ứng với các pilot ( ) ( ) ( ) pilot pilot pilot R f H f S f  (2.19)

Từ Hpilot( )f , toàn bộ đáp ứng H f( ) của kênh truyền có thể được suy ra bằng rất nhiều cách khác nhau như: nội suy tuyến tính, nội suy dùng đa thức, sử dụng lọc Wiener-Hop, hoặc nhiều thuật toán mang tính thống kê phức tạp khác.

Có khá nhiều dạng pilot cài vào symbol OFDM được đề nghị, hình 2.11 mô tả một số dạng pilot đang được sử dụng [8]. Mỗi dạng có điểm mạnh và điểm yếu riêng tuỳ vào đặc trưng của kênh truyền. Một số thuật toán điều chỉnh dạng pilot thích nghi đang được tiến hành nghiên cứu cho thấy đây vẫn còn là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện hệ thống ofdm trên phần cứng (Trang 38 - 41)